[EJS] Bài 9 – Viết Code Xây Dựng Giao Diện Blog (Kết Thúc)

Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục bổ sung giao diện đăng nhập quản trị đơn giản. Tổng quan layout/admin <!doctype html> <html> <head> <%- include("../component/meta.ejs", { data }) %> </head> <body> <%- include("../component/topnav.ejs" , { data }) %> <%- include("../component/login.ejs" , { data }) %> <%- include("../component/script.ejs") %> </body> </html> Chi tiết code

Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục bổ sung giao diện đăng nhập quản trị đơn giản.

Tổng quan layout/admin

<!doctype html>
<html>
<head>
   <%- include("../component/meta.ejs", { data }) %>
</head>
<body>
   <%- include("../component/topnav.ejs" , { data }) %>
   <%- include("../component/login.ejs" , { data }) %>
   
   <%- include("../component/script.ejs") %>
</body>
</html>

Chi tiết code template của component/login.

<form id="login" action="/login" method="post">
   <div class="container">
      <span> Tài khoản </span>
      <input type="text" name="username" placeholder="[email protected]" />

      <span> Mật khẩu </span>
      <input type="password" name="password" placeholder="[email protected]#$%^&*()" />
      
      <button type="submit"> Đăng nhập </button>
   </div><!-- .container -->
</form>

Ở đây mình quyết định thay đổi thiết kế của thanh điều hướng topnav một chút. Vị trí hiển thị thời gian sẽ được thay bằng một liên kết – Viết Bài.

<nav id="topnav">
   <a class="logo" href="/">
      <%= data.get("logo-text") %>
   </a>
   
<% for (var category of data.get("category-list")) { %>
   <a class="nav-link" href="<%= category.get("url") %>">
      <%= category.get("name") %>
   </a>
<% } %>
   
   <a class="time" href="#">
      Viết Bài
   </a>
</nav><!-- #topnav -->

Bổ sung code CSS

@import"./component/base.css";@import"./component/topnav.css";@import"./component/header.css";@import"./component/main.css";@import"./component/article.css";@import"./component/login.css";
#login{display: block;padding: 90px 0;}#login .container{max-width: 450px;line-height: 1.618;}#login span{display: block;font-weight: bold;}#login input{border: none;border-bottom: 1px solid lightgray;display: block;width: 100%;padding: 3px 18px;margin: 3px 0 27px;}#login input::placeholder{color: lightgray;}#login button{background: whitesmoke;border: none;height: 42px;padding: 0 18px;cursor: pointer;}#login button:hover{color: white;background: black;}

Chạy test để xem kết quả hiển thị tạm.

app.get("*",async(request, response)=>{
   response.render("index.ejs",{
      layout:"admin",
      action:null,
      data  :require("./data")});});// app.get

Cung cấp các tham số data

Đối với <form> đăng nhập thì chúng ta cần để code sử dụng bên ngoài có thể quy định endpoint để gửi thông tin về server.

<form id="login" action="<%= data.get("endpoint") %>" method="post">
   <div class="container">
      <span> Tài khoản </span>
      <input type="text" name="username" placeholder="[email protected]" />

      <span> Mật khẩu </span>
      <input type="password" name="password" placeholder="[email protected]#$%^&*()" />
      
      <button type="submit"> Đăng nhập </button>
   </div><!-- .container -->
</form>

Đối với liên kết Viết bài vừa bổ sung của thanh điều hướng topnav, đây là thành phần bổ sung dành riêng cho topnav và không có ý nghĩa toàn cục với tham số data. Do đó mình prefix các khóa dữ liệu với từ topnav- để tránh nhầm lẫn với các khóa dữ liệu sử dụng chung trong một trang đơn.

<nav id="topnav">
   <a class="logo" href="/">
      <%= data.get("logo-text") %>
   </a>
   
<% for (var category of data.get("category-list")) { %>
   <a class="nav-link" href="<%= category.get("url") %>">
      <%= category.get("name") %>
   </a>
<% } %>
   
   <a class="writer" href="<%= data.get("topnav-endpoint") %>">
      <%= data.get("topnav-action") %>
   </a>
</nav><!-- #topnav -->

Như vậy code sử dụng topnav ở phía bên ngoài có thể tùy chỉnh hoạt động của liên kết này bằng cách cung cấp tên hiển thị và đường dẫn tương ứng.

data.set("topnav-action", "Viết Bài");
data.set("topnav-endpoint", "/article/add");

Bạn có thể chỉnh sửa lại code để thay các khóa endpoint trong các <form> đã xây dựng và prefix bằng tên của layout, component, hoặc action tương ứng nếu cảm thấy cần thiết. Tuy nhiên khi số lượng liên kết bổ sung kiểu như thế này xuất hiện nhiều thì chúng ta nên nghĩ tới việc tái cấu trúc lại code và tạo thêm một kiểu dữ liệu để biểu trưng cho action bao gồm tên hiển thị và đường dẫn gửi yêu cầu.

Tương tự thì ở giao diện article/view xem nội dung của bài viết thì bạn có thể bổ sung một liên kết hay một nút nhấn Chỉnh sửa và giả định trỏ về đường dẫn /article/edit/:id. Sau đó thay thế đường dẫn này bằng một tham số đầu vào với tên khóa ở dạng article-endpoint hay edit-endpoint.

Kết thúc bài viết

Như vậy là chúng ta đã có được một <form> đơn giản để thực hiện chức năng đăng nhập quản trị blog. Về giao diện quản trị blog thì mình cảm thấy thực sự không cần thiết cho một blog đơn giản.

Lý do là vì chúng ta đã có thể duyệt các bài viết ở giao diện dành cho người xem blog và bổ sung các liên kết để nhấn vào và yêu cầu chuyển sang giao diện thêm mới hoặc chỉnh sửa nội dung.

Trong trường hợp chưa thực hiện đăng nhập quản trị thì thao tác như trên sẽ được code xử lý ở server chuyển hướng tới giao diện đăng nhập. Còn trong trường hợp đã thực hiện đăng nhập trước đó thì code xử lý ở server sẽ chuyển hướng tới giao diện thêm mới hoặc chỉnh sửa nội dung như yêu cầu.

Và như vậy là chúng ta đã hoàn thành Sub-Series EJS với code ví dụ xây dựng giao diện cho một blog cá nhân đơn giản. Mình hy vọng rằng ở thời điểm hiện tại, bạn đã có thể hoàn toàn tự tin cấu trúc nên giao diện blog mà bạn mong muốn.

(Sắp đăng tải) [ExpressJS] Bài 11 – Viết Code Điều Hành Blog Cá Nhân (Tiếp Theo)

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ