[EJS] Bài 8 – Viết Code Xây Dựng Giao Diện Blog (Tiếp Theo)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ lướt nhanh qua code template của trang chỉnh sửa bài viết. Đây cũng là layout chi tiết cuối cùng trong nhóm article trước khi chúng ta quay lại Sub-Series ExpressJS và viết code xử lý cho các route tương ứng. Bố cục trang chỉnh sửa bài viết Về

Trong bài viết này, chúng ta sẽ lướt nhanh qua code template của trang chỉnh sửa bài viết. Đây cũng là layout chi tiết cuối cùng trong nhóm article trước khi chúng ta quay lại Sub-Series ExpressJS và viết code xử lý cho các route tương ứng.

Bố cục trang chỉnh sửa bài viết

Về bố cục tổng quan, giao diện chỉnh sửa bài viết edit không có gì khác nhiều so với giao diện soạn thảo bài viết mới add. Trường hợp sử dụng ở đây là chúng ta sẽ có dữ liệu truy vấn một bản ghi đã có trong database để bày vào các thành phần trong <form> chờ chỉnh sửa. Do bản ghi này đã được xác định trước do đó nên chúng ta sẽ có thêm một <input> ẩn chứa giá trị @id để xác định bản ghi trong database.

<!doctype html>
<html>
<head>
   <%- include("../../../component/meta.ejs", { data }) %>
</head>
<body>
   <%- include("../../../component/topnav.ejs" , { data }) %>
   <%- include("../../../component/article/edit.ejs" , { data }) %>
   
   <%- include("../../../component/script.ejs") %>
</body>
</html>
<form id="article" action="<%= data.get("endpoint") %>" method="post">
   <div class="container">
      <input class="hidden" type="text" name="@id"
             value="<%= data.get("article").get("@id") %>" />

      <input type="text" name="title"
             value="<%= data.get("article").get("title") %>" />
      
      <input type="text" name="keywords" placeholder="Từ khóa liên quan..."
             value="<%= data.get("article").get("keywords") %>" />
      
      <select name="category-id">
         <option> Danh Mục </option>
      <% for (var category of data.get("category-list")) { %>
         <option value="<%= category.get("@id") %>">
            <%= category.get("name") %>
         </option>
      <% } %>
      </select>

      <button type="submit"> Đăng bài </button>

      <textarea name="content" placeholder="Nội dung bài viết..."><%= data.get("article").get("content") %></textarea>
   </div><!-- .container -->
</form>

Bổ sung code CSS

Ở đây chúng ta chỉ có thêm 1 class tiện ích .hidden để ẩn ô nhập liệu đang chứa @id và sẽ định nghĩa trong tệp base.css.

/* --- Reset CSS... *//* --- Basic Typography... *//* --- Common Container... *//* --- Common Utility */.hidden{display: none;}

Giả lập dữ liệu truy vấn từ database

/* Main... *//* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
   Article - Edit
*/var contentHTML =`
> "There is no one who wants pain itself, who seeks after it and 
> wants to have it, simply because they have been holding it along..."

## What is Lorem Ipsum?

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting 
industry. Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text 
ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type 
and scrambled it to make a type specimen book. It has survived not 
only five centuries, but also the leap into electronic typesetting, 
remaining essentially unchanged. It was popularised in the 1960s 
with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, 
and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker 
including versions of Lorem Ipsum -
[https://www.lipsum.com/](https://www.lipsum.com/)
`;// contentHTMLvar theArticle =newArticle().set("@id","1001").set("title","Bài Viết Thứ 1001").set("keywords","lập trình web, hướng dẫn cơ bản").set("content", contentHTML);

data.set("article", theArticle);
data.set("endpoint","/article/edit");

module.exports = data;

Chạy test để kiểm tra kết quả hiển thị và thông tin truyền về server khi gửi <form>.

/* ... */

app.get("*",async(request, response)=>{
   response.render("index.ejs",{
      layout:"article",
      action:"edit",
      data  :require("./data")});});// app.get

app.post("*",(request, response)=>{
   response.json(request.body);})

app.listen(8080,(_)=> console.log("Server started"));
npm test

Server started

Và khi nhấn nút Đăng bài để gửi thông tin trong <form> về server.

Kết thúc bài viết

Như vậy là chúng ta đã có code template đơn giản cho nhóm các trang đơn hiển thị giao diện làm việc với nội dung của bài viết. Bây giờ hãy cùng quay trở lại Sub-Series ExpressJS và viết code điều hành cho nhóm route tương ứng.

(Sắp đăng tải) [ExpressJS] Bài 8 – Viết Code Điều Hành Blog Cá Nhân (Tiếp Theo)

Sau khi thực hiện việc viết code điều hành cho nhóm route này, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng giao diện cho trang đăng nhập quản trị blog và bổ sung tính năng bảo mật đơn giản này.

(Sắp đăng tải) [EJS] Bài 9 – Viết Code Xây Dựng Giao Diện Blog (Tiếp Theo)

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ