[CSS] Bài 15 – Cách Tạo Các Hiệu Ứng Chuyển Tiếp

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc bổ sung các hiệu ứng chuyển tiếp cho các thành phần tương tác với người dùng. Các ví dụ trong bài viết này yêu cầu các trình duyệt web được cập nhật tới các phiên bản được phát hành gần đây. Thuộc tính transition Thuộc

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc bổ sung các hiệu ứng chuyển tiếp cho các thành phần tương tác với người dùng. Các ví dụ trong bài viết này yêu cầu các trình duyệt web được cập nhật tới các phiên bản được phát hành gần đây.

Thuộc tính transition

Thuộc tính transition có thể giúp chúng ta dễ dàng bổ sung các hiệu ứng chuyển tiếp cho các thành phần tương tác với người dùng. Chúng ta chỉ cần đặt vào phần giá trị của transition tên của thuộc tính sẽ được thay đổi và thời gian chuyển tiếp:

transition: property duration;

Ở đây chúng ta cũng cần lưu ý rằng không phải thuộc tính nào cũng hỗ trợ hiệu ứng chuyển tiếp. Bạn có thể xem danh sách đầy đủ của các thuộc tính có thể tạo hoạt ảnh chuyển tiếp tại đây – CSS Animatable

Hãy thử viết một ví dụ để xem thuộc tính transition hoạt động thực tế. Chúng ta sẽ mô phỏng đồi cỏ xuân có background-color chuyển tiếp mượt mà khi chúng ta thay đổi mùa.

<!doctypehtml><html><head><metacharset="utf-8"><title>Time</title><linkrel="stylesheet"href="time.css"></head><body><inputid="spring"type="radio"name="season"checked> Spring |
      <inputid="summer"type="radio"name="season"> Summer |
      <inputid="fall"type="radio"name="season"> Fall |
      <inputid="winter"type="radio"name="season"> Winter
      
      <divclass="field"></div></body></html>
.field{height: 320px;margin-top: 12px;transition: background-color 0.9s;}#spring:checked ~ .field{background-color: LimeGreen;}#summer:checked ~ .field{background-color: ForestGreen;}#fall:checked ~ .field{background-color: Yellow;}#winter:checked ~ .field{background-color: WhiteSmoke;}

Xem kết quả hiển thị

Nếu như chúng ta muốn tạo hiệu ứng chuyển dịch với nhiều hơn 1 thuộc tính, cách đơn giản nhất là sử dụng từ khóa all thay cho tên của một thuộc tính cụ thể.

transition: all 1s;

Thuộc tính transition còn có thể nhận thêm 2 giá trị nữa là:

  • timing-function – kiểu phân bố thời gian chuyển tiếp.
  • và thời gian trễ trước khi bắt đầu thể hiện hiệu ứng chuyển tiếp.
transition: all 1s linear 0.5s;

Dòng code ví dụ vừa rồi sử dụng kiểu chuyển tiếp linear với tốc độ chuyển tiếp đều trong suốt thời gian chuyển tiếp 1s, và thời gian trễ trước khi thể hiện hiệu ứng là 0.5s.

Hiệu ứng chuyển tiếp phức tạp

Thuộc tính transition còn cho phép chúng ta tạo ra hiệu ứng chuyển tiếp phức tạp hơn một chút. Lấy ví dụ là chúng ta muốn tạo ra những hiệu ứng chuyển tiếp với nhiều thuộc tính khác nhau. Việc này có thể thực hiện bằng cú pháp sau:

transition: property1 duration1 [delay1],
            property2 duration2 [delay2],
            ...;

Trong trường hợp này, nếu cần sử dụng timing-function thì chúng ta cần chỉ định bằng thuộc tính transition-timing-function.

transition-timing-function: linear;

Hãy thử viết một ví dụ để triển khai một hiệu ứng hơi phức tạp một chút. Chúng ta sẽ tạo ra một khối có thể được mở rộng/thu gọn và có màu nền thay đổi với hiệu ứng chuyển tiếp.

<!doctypehtml><html><head><metacharset="utf-8"><title>Breath</title><linkrel="stylesheet"href="breath.css"></head><body><inputid="toggler"type="checkbox"> Expand/Collapse
      <divclass="box"></div></body></html>
.box{width: 100%;height: 300px;max-width: 100px;max-height: 100px;background-color: Crimson;transition: background-color 0.9s,
               max-width        0.6s 0.9s,
               max-height       0.3s 1.5s;transition-timing-function: linear;}#toggler:checked + .box{max-width: 100%;max-height: 300px;background-color: ForestGreen;}

Xem kết quả hiển thị

Xây dựng một slide ảnh đơn giản

Tới đây thì mình tin là bạn đã có thể hoàn thiện thanh điều hướng responsive
mà chúng ta đã xây dựng trước đó thêm một chút. Đó là bổ sung thêm hiệu ứng chuyển tiếp khi người dùng thiết bị di động màn hình nhỏ mở/đóng danh sách liên kết.

[HTML + CSS] Xây Dựng Thanh Điều Hướng Responsive

Trước khi viết bài CSS về transition này thì mình dự định sẽ mời bạn cùng viết code cho một cái danh sách dạng sổ xuống dropdown mà chúng ta thường gặp trên bất kỳ trang web nào. Tuy nhiên thì cách xử lý ở đây không có gì khác lắm so với tính năng mở/đóng thanh điều hướng trên thiết bị di động màn hình nhỏ. Vì vậy nên khi viết tới đây mình đã nghĩ tới một thành phần khác cũng rất phổ biến trên các trang web đó là slide ảnh, còn hay được gọi với một cái tên khác là carousel.

Như thường lệ thì mình cũng di chuyển phần này tới một bài viết riêng để giữ cho nội dung ở đây được tập trung vào việc giới thiệu thuộc tính transition. Vì vậy nên bạn hãy duy trì Tab web hiện tại và mở thêm liên kết dưới đây để đi tới bài viết cho carousel nhé.

[HTML + CSS] Xây Dựng Một Slide Ảnh Đơn Giản

Bạn đã hoàn thành việc xây dựng carousel chưa? 😄 Có phần phức tạp hơn đôi chút so với xây dựng một thanh điều hướng phải không? 😄

Ở bài viết tiếp theo thì chúng ta sẽ cùng thảo luận về việc tạo ra các hoạt ảnh tự động trong CSS. Cái này nghe thì khá giống với transition mà chúng ta vừa nói đến ở đây nhưng có phần linh động hơn và có lẽ là thú vị hơn. 😄

Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo.

[CSS] Bài 16 – Các Hoạt Ảnh Tự Tạo

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ