Lời tựa
Mình sẽ không dành thời gian giới thiệu lại về Storage trên K8S mà sẽ tập trung vào hướng dẫn cài đặt nó. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở đây: https://kubernetes.io/docs/concepts/storage/storage-classes/
Trong nội dung bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bài cài đặt cấu hình storage class sử dụng NFS.
Giới thiệu
Như đã trình bày trong các phần trước, mình sẽ cài NFS-Server lên node vtq-rancher (để đỡ phải tạo một node riêng cho NFS vì node rancher tải khá thấp). Và mình cũng đã tạo sẵn phân vùng /data2 để dành cho NFS-Server rồi.
Thêm một ý nữa, về reclaim policy có 2 loại là delete và retain, hiểu đơn giản đó là cấu hình chính sách xử lý các phân vùng lưu trữ khi xóa PVC.
- “delete”: Khi bạn xóa một Persistent Volume Claim (PVC) trên K8S thì hệ thống cũng tự động xóa Persistent Volume (PV) tương ứng và đồng thời hỗ trợ xóa luôn phân vùng lưu trên thiết bị lưu trữ mà gán với PV đó
- “retain”: Khi bạn xóa PVC trên K8S thì phân vùng lữu trữ trên thiết bị lưu trữ sẽ không tự động bị xóa đi.
Các bước cài đặt trong bài lab này có tóm tắt lại như sau:
- Cài đặt NFS Server (trên node vtq-rancher)
- Cài đặt NFS Client (trên các Worker Node)
- Cài đặt kubect/helm3 (trên node vtq-rancher)
- Cài đặt storage class
- Tạo PVC để test
Cài đặt NFS storage cho K8S
Trong môi trường production thì một số loại storage đã hỗ trợ sẵn NFS Server, nghĩa là có thể output ra cho bạn một phân vùng share để sử dụng. Việc quản lý lỗi, quản lý tính sẵn sàng sẽ được thực hiện trên thiết bị Storage này. Nhưng nếu bạn cài đặt NFS Server để share cho K8S sử dụng thì lúc đó nó sẽ là một node chạy single sẽ được coi là điểm chết (dead-point) vì khi NFS Server này down thì gây ảnh hưởng dịch vụ.
Trong phạm vi bài lab này do không có thiết bị Storage chuyên dụng do đó mình sẽ cài một NFS Server để sử dụng.
Cài đặt NFS-Server
Việc cài đặt này khá đơn giản, mình sẽ cài trên OS là Centos. Đầu tiên cần tạo thư mục để share và cài NFS Server:
#NFS Server installationsudo -s
yum install nfs-utils -y
#Create shared foldermkdir -p /data2/delete
mkdir -p /data2/retain
#Change folderchmod -R 755 /data2
chown -R nfsnobody:nfsnobody /data2
systemctl enable rpcbind
systemctl enable nfs-server
systemctl enable nfs-lock
systemctl enable nfs-idmap
systemctl start rpcbind
systemctl start nfs-server
systemctl start nfs-lock
systemctl start nfs-idmap
#stat service
systemctl restart nfs-server
Cấu hình file export để share quyền cho các node theo format sau mục đích là để cho phép các node trong dải ip 192.168.10.0/24 có quyền vào 2 thư mục /data2/delete và /data2/retain:
/data2/retain 192.168.10.0/24(rw,sync,no_root_squash,no_all_squash)
/data2/delete 192.168.10.0/24(rw,sync,no_root_squash,no_all_squash)
Restart lại NFS server để update cấu hình mới:
systemctl restart nfs-server
Kiểm tra lại xem 2 thư mục trên đã được share bằng lệnh sau:
[[email protected] sysadmin]# showmount -e 192.168.10.19
Export list for192.168.10.19:
/data2/delete 192.168.10.0/24
/data2/retain 192.168.10.0/24
Cài đặt NFS Client trên K8S Node
Cần phải cài đặt NFS Client trên tất cả các worker node để khi tạo Pod trên node đó có sử dụng NFS Storage Class thì node đó có thể mount được phân vùng NFS đã được share bởi NFS Server.
Cài NFS Client như sau:
sudo yum install nfs-utils -y
Sau đó cũng check lại từ node này đã thấy được các folder được share chưa:
[[email protected] ~]$ showmount -e 192.168.10.19
Export list for192.168.10.19:
/data2/delete 192.168.10.0/24
/data2/retain 192.168.10.0/24
Cài đặt NFS Storage Class trên K8S
Chỗ này có một chú ý là ban đầu mình đã đứng từ node vtq-cicd để cài đặt Kubernetes Cluster bằng Kubespray. Toàn bộ phần cài đặt khác cho cụm K8S mình sẽ thực hiện từ node này để quản lý phần cấu hình cài đặt dễ dàng hơn (quản lý tập trung).
Mình sẽ cài đặt NFS Storage Class qua helm chart, do đó cần phải cài helm lên node này trước.
Cài đặt kubectl và helm
Do phiên bản Kubernetes đang cài trong series LAB này là v1.20.7 nên mình cũng sẽ cài kubectl cùng phiên bản:
curl -LO https://dl.k8s.io/release/v1.20.7/bin/linux/amd64/kubectl
sudoinstall -o root -g root -m 0755 kubectl /usr/local/bin/kubectl
kubectl version --client
Cấu hình kubectl để kết nối tới cụm K8S của mình:
mkdir -p $HOME/.kube
scp viettq-master1:~/.kube/config $HOME/.kube/
sudochown$(id -u):$(id -g)$HOME/.kube/config
Sửa file config, tham số “server: https://127.0.0.1:6443” thành “server: https://192.168.10.11:6443” và lưu lại.
Giờ thử kiếm tra kết nối bằng lệnh kubect get node xem đã kết nối ok hay chưa:
[[email protected] .kube]$ kubectl get node
NAME STATUS ROLES AGE VERSION
viettq-master1 Ready control-plane,master 19h v1.20.7
viettq-master2 Ready control-plane,master 19h v1.20.7
viettq-master3 Ready control-plane,master 19h v1.20.7
viettq-worker1 Ready <none> 19h v1.20.7
viettq-worker2 Ready <none> 19h v1.20.7
viettq-worker3 Ready <none> 19h v1.20.7
OK như này là mượt rồi. Giờ tiêp tục cài helm thôi.
curl -fsSL -o get_helm.sh https://raw.githubusercontent.com/helm/helm/main/scripts/get-helm-3
sudochmod700 get_helm.sh
./get_helm.sh
Do helm sẽ mặc định dùng chung config của kubectl nếu có, nên ở bước này không cần cấu hình gì thêm cả. Giờ chạy thử xem đã thông chưa nào:
[[email protected] k8s_tools]$ helm list
NAME NAMESPACE REVISION UPDATED STATUS CHART APP VERSION
Kết quả như trên là helm kết nối K8S ok rồi nhé!
Cài đặt NFS Storage
Tạo thư mục cài đặt để lưu helm-chart và các file config sau này:
cd /home/sysadmin/kubernetes_installation
mkdir nfs-storage
cd nfs-storage
Download helm chart nfs-client-provisioner về để cài offline:
helm repo add stable https://charts.helm.sh/stable
helm search repo nfs-client-provisioner
helm pull stable/nfs-client-provisioner --version 1.2.11
tar -xzf nfs-client-provisioner-1.2.11.tgz
Trước khi cài đặt cần thay đổi tham số mặc định của helm chart này. Mình sẽ tạo 2 storage class khác nhau tương ứng với reclaim policy là delete và retain --> Cần 2 file value tương ứng để cài đặt 2 storage class này.
Tạo file value cho storage class có reclaim policy là “delete” và “retain”:
cp nfs-client-provisioner/values.yaml values-nfs-delete.yaml
cp nfs-client-provisioner/values.yaml values-nfs-retain.yaml
Thay đổi các tham số trong file values-nfs-delete.yaml như sau:
replicaCount:3server: 192.168.10.19
path: /data2/delete
provisionerName: viettq-nfs-storage-delete-provisioner
name: viettq-nfs-delete
archiveOnDelete:false
Thay đổi các tham số trong file values-nfs-retain.yaml như sau:
replicaCount:3server: 192.168.10.19
path: /data2/retain
provisionerName: viettq-nfs-storage-retain-provisioner
name: viettq-nfs-retain
archiveOnDelete:true
Giờ thì cài đặt 2 storage class này thôi, nhưng nhớ tạo một namespace riêng cho phần storage để dễ bề quản lý nhé:
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl create namespace "storage"
namespace/storage created
[[email protected] nfs-storage]$ helm install nfs-storage-retain --namespace storage -f values-nfs-retain.yaml nfs-client-provisioner
[[email protected] nfs-storage]$ helm install nfs-storage-delete --namespace storage -f values-nfs-delete.yaml nfs-client-provisioner
Kết quả cài đặt sẽ như thế này:
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl get pods -n storage
NAME READY STATUS RESTARTS AGE
nfs-storage-delete-nfs-client-provisioner-74b99ddd9b-bg7jm 1/1 Running 0 69s
nfs-storage-delete-nfs-client-provisioner-74b99ddd9b-g9zsw 1/1 Running 0 69s
nfs-storage-delete-nfs-client-provisioner-74b99ddd9b-tzhxg 1/1 Running 0 69s
nfs-storage-retain-nfs-client-provisioner-99cdf9f5d-dp6zc 1/1 Running 0 90s
nfs-storage-retain-nfs-client-provisioner-99cdf9f5d-fh668 1/1 Running 0 90s
nfs-storage-retain-nfs-client-provisioner-99cdf9f5d-v5n8v 1/1 Running 0 90s
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl get sc
NAME PROVISIONER RECLAIMPOLICY VOLUMEBINDINGMODE ALLOWVOLUMEEXPANSION AGE
viettq-nfs-delete viettq-nfs-storage-provisioner Delete Immediate true 84s
viettq-nfs-retain viettq-nfs-storage-provisioner Delete Immediate true 105s
Kiểm tra nfs-storageclass bằng cách tạo thử pvc
Giờ tạo một PVC xem thằng nfs-storageclass nó có tự động sinh ra PV cho mình không nhé!
Tạo file config cho PVC có reclaim policy là delete như sau, lưu ý tham số storageClassName: viettq-nfs-delete được gán đúng với tên storage class mình đã tạo ở bước trước:
[[email protected]-cicd nfs-storage]$ cat test-pvc-delete.yaml
kind: PersistentVolumeClaim
apiVersion: v1
metadata:name: test-pvc-delete
spec:storageClassName: viettq-nfs-delete
accessModes:- ReadWriteOnce
resources:requests:storage: 10Mi
Tạo PVC bằng lệnh kubectl:
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl apply -f test-pod-pvc-delete.yaml
pod/test-pod created
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl get pvc
NAME STATUS VOLUME CAPACITY ACCESS MODES STORAGECLASS AGE
test-pvc-delete Pending viettq-nfs-delete 6s
Rồi tới đây bắt đầu có vấn đề, mọi thứ đã làm đúng hết thì thằng PVC này phải được gán PV cho nó chứ, tức là phải ở trạng thái “Bound” chứ sao lại pending mãi vậy??
Đây là một known-issue của Kubernetes phiên bản v1.20.7 này, và để khỏi mất thời gian của các bạn thì mình hướng dẫn luôn cách xử lý nhé.
Thực hiện update lại file /etc/kubernetes/manifests/kube-apiserver.yaml trên tất cả các Master Node, thêm một config như sau – –feature-gates=RemoveSelfLink=false, nhìn nó sẽ kiểu ntn:
---tls-cert-file=/etc/kubernetes/ssl/apiserver.crt
---tls-private-key-file=/etc/kubernetes/ssl/apiserver.key
#fix nfs-storageclass issue---feature-gates=RemoveSelfLink=false
image: k8s.gcr.io/kube-apiserver:v1.20.7
imagePullPolicy: IfNotPresent
Sau đó thì ngồi chơi xơi nước cho hạ hỏa trong lúc chờ thằng kube-api nó tự động restart để update config mới:
[[email protected] kubernetes]$ kubectl get pods -A
NAMESPACE NAME READY STATUS RESTARTS AGE
kube-system coredns-657959df74-929nv 1/1 Running 0 21h
kube-system coredns-657959df74-v5fns 1/1 Running 0 21h
kube-system dns-autoscaler-b5c786945-wlnl2 1/1 Running 0 21h
kube-system kube-apiserver-viettq-master1 1/1 Running 0 88s
kube-system kube-apiserver-viettq-master2 1/1 Running 0 68s
kube-system kube-apiserver-viettq-master3 1/1 Running 0 48s
Rồi tụi nó lên lại rồi đấy. Giờ thì check lại thằng PVC đã được gán PV chưa nhé:
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl get pvc
NAME STATUS VOLUME CAPACITY ACCESS MODES STORAGECLASS AGE
test-pvc-delete Bound pvc-e0f829ee-1436-4787-9ae3-00d53871acb5 10Mi RWO viettq-nfs-delete 78m
Bây giờ chắc các bạn cũng nóng lòng muốn biết khi tạo PVC có reclaim policy là delete hay retain thì khác nhau ntn rồi nhỉ. Ok, xóa hết cờ đi làm lại, sau khi test storage class đã hoạt động ok.
Xóa PVC bên trên đi:
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl delete pvc test-pvc-delete
persistentvolumeclaim "test-pvc-delete" deleted
Tạo thêm một file config cho PVC có relaim policy là retain:
[[email protected]-cicd nfs-storage]$ cat test-pvc-delete.yaml
kind: PersistentVolumeClaim
apiVersion: v1
metadata:name: test-pvc-retain
spec:storageClassName: viettq-nfs-retain
accessModes:- ReadWriteOnce
resources:requests:storage: 10Mi
Giờ tạo 2 PVC, một qua storage class có relaim policy là delete, một là retain:
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl apply -f test-pvc-delete.yaml
persistentvolumeclaim/test-pvc-delete created
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl apply -f test-pvc-retain.yaml
persistentvolumeclaim/test-pvc-retain created
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl get pvc
NAME STATUS VOLUME CAPACITY ACCESS MODES STORAGECLASS AGE
test-pvc-delete Bound pvc-96f5330a-c141-4623-b8c6-e56e05ff1832 10Mi RWO viettq-nfs-delete 6m5s
test-pvc-retain Bound pvc-228aa21d-a480-4d4c-aa90-1329026ee8fe 10Mi RWO viettq-nfs-retain 6s
Như vậy PVC test-pvc-delete được assign một PV có tên pvc-96f5330a-c141-4623-b8c6-e56e05ff1832, PVC test-pvc-retain được assign PV có tên pvc-228aa21d-a480-4d4c-aa90-1329026ee8fe.
2 PV này tương ứng là 2 phân vùng được tạo trên NFS-Server. Ta sẽ kiểm tra phân vùng tạo trên NFS-Server xem sao:
[[email protected] data2]$ tree
.
├── delete
│ └── default-test-pvc-delete-pvc-96f5330a-c141-4623-b8c6-e56e05ff1832
└── retain
└── default-test-pvc-retain-pvc-228aa21d-a480-4d4c-aa90-1329026ee8fe
Như vậy ta thấy các phân vùng được tạo ở đúng các thư mục như cấu hình storage class. Giờ xóa cả 2 PVC xem chuyện gì xảy ra:
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl delete pvc test-pvc-delete
persistentvolumeclaim "test-pvc-delete" deleted
[[email protected] nfs-storage]$ kubectl delete pvc test-pvc-retain
persistentvolumeclaim "test-pvc-retain" deleted
[[email protected] nfs-storage]$ clear;kubectl get pv,pvc
No resources found
Quay trở lại NFS-Server để kiểm tra:
[[email protected] data2]$ tree
.
├── delete
└── retain
└── default-test-pvc-retain-pvc-228aa21d-a480-4d4c-aa90-1329026ee8fe
Đó, giờ thì các bạn đã rõ sự khác biệt. Khi xóa PVC, PV cũng sẽ bị xóa. Nếu reclaim policy là delete --> Phân vùng lưu trữ trên thiết bị storage cũng sẽ bị xóa luôn. Và ngược lại nếu reclaim policy là retain thì phân vùng sẽ vẫn còn lưu trên thiết bị lưu trữ.
Cài đặt thằng nfs storage cho Kubernetes Cluster tưởng đơn giản nhưng cũng mất nhiều bước. Trong bài sau mình sẽ tiếp tục hướng dẫn cài đặt longhorn storage cho K8S. Các bạn chú ý theo dõi nhé! Thank you!
Nguồn: viblo.asia