Cùng với HTML và CSS, JavaScript là 1 trong số bộ 3 ngôn ngữ khởi đầu cho bất kỳ ai muốn học
lập trình web. Nếu như HTML cho phép chúng ta cấu trúc nội dung của trang web, CSS cho phép
chúng ta thiết lập phong cách hiển thị của các nội dung, thì JavaScript ở khía cạnh khác lại cho phép
chúng ta viết kịch bản đáp ứng cho các thành phần kiến trúc để tương tác với người dùng.
Hay nói một cách khác, với HTML và CSS thì chúng ta có thể vẽ ra một giao diện người dùng tùy ý
trên nền trình duyệt web, còn với JavaScript thì chúng ta có thể lập trình cách hoạt động của giao
diện mà chúng ta đã vẽ ra trước đó. Chúng ta sẽ có một ví dụ nho nhỏ mở đầu ở đây.
Giả sử bạn muốn tạo ra một nút nhấn trên trang web của bạn để chào hỏi người dùng. HTML có
thể giúp chúng ta tạo ra nút nhấn. CSS có thể giúp chúng ta thay đổi phong cách hiển thị của nút
nhấn đó. Tuy nhiên cả HTML và CSS đều không thể nói với trình duyệt web Việc cần làm là gì?
khi người dùng click chuột vào nút nhấn đó. Đây chính là điểm mà JavaScript xuất hiện.
greeting.html
<!doctypehtml><html><head><metacharset="utf-8"><title>Chào hỏi</title><linkrel="stylesheet"href="greeting.css"></head><body><buttontype="button"id="greet">
Click vào đây! :D
</button><scriptsrc="greeting.js"></script></body></html>
greeting.css
#greet{font-size: 18px;font-weight: bold;padding: 18px 27px;color: White;background-color: RoyalBlue;border: none;cursor: pointer;}
greeting.js
Đặt một công tắc cảm biến
trên nút nhấn có id `greet`.Mỗi khi nhận được 1 click chuột
truy vấn thông tin thời gian từ thiết bị
tính toán xem đang là khoảng thời gian nào trong ngày.Gửi lời chào người dùng
bằng cách cho hiện một bảng thông báo
và lời chào được chọn tương ứng với kết quả tính toán.
Thực ra thì đó không phải là code JavaScript. Do ngôn ngữ này rất linh hoạt và có nhiều thứ có thể
sẽ khiến bạn bị rối khi mới bắt đầu học; nên mình đã viết tạm vài dòng mô tả những nội dung
cần triển khai trong code JavaScript bằng tiếng Việt như vậy.
Ở đây thì bạn chỉ cần lưu ý duy nhất một điểm mới trong code HTML đó là thẻ <script>
ở
cuối phần <body>
được sử dụng để gắn một tệp JavaScript vào văn bản HTML.
Vậy rốt cuộc thì JavaScript có thể làm được những gì trong trình duyệt web?
Chức năng đầu tiên để nói đến thì JavaScript là một ngôn ngữ lập trình và có thể giúp chúng ta
nhờ trình duyệt web thực hiện các tác vụ tính toán và tư duy logic trong những trường hợp cụ thể.
Chức năng thứ hai của JavaScript trong môi trường trình duyệt web đó là chúng ta có thể nói
với trình duyệt web thực hiện những thao tác thay đổi nội dung của văn bản HTML đang hiển thị.
Hiển nhiên là cả các phong cách hiển thị được quy định bởi CSS cũng có thể được thay đổi bởi
JavaScript.
Chức năng thứ ba, đó là JavaScript còn có thể thực hiện những thao tác người dùng đối với chính
phần mềm trình duyệt web. Ví dụ như đóng/mở một cửa sổ trình duyệt, hoặc thay đổi kích thước
cửa sổ trình duyệt và di chuyển cửa sổ trên màn hình hiển thị của người dùng máy tính. JavaScript
cũng có thể gửi yêu cầu truy vấn thêm dữ liệu tới máy chủ web hoặc chuyển điều hướng tới địa
chỉ web khác.
Ồ… nghe chừng như chúng ta sẽ phải học rất nhiều thứ.
Tuy nhiên bạn đừng lo lắng gì cả. Thực ra chỉ có một phần quan trọng duy nhất, đó là phần
chức năng đầu tiên: “Học các khái niệm căn bản trong lập trình và làm quen với ngôn ngữ”.
Một khi bạn đã biết những thứ căn bản thì việc học 2 phần còn lại thực sự sẽ không phải là
vấn đề gì khó khăn đâu. Vì vậy nên chúng ta hãy cứ bắt đầu luôn đi thôi.
Câu lệnh JavaScript đầu tiên
Ok, chúng ta sẽ chạy thử câu lệnh JavaScript đầu tiên ngay bây giờ.
simple.html
<!doctypehtml><html><head><metacharset="utf-8"><title>Gặp gỡ JavaScript</title></head><body><h1>Xin chào JavaScript !</h1><scriptsrc="smart.js"></script></body></html>
smart.js
console.log(2022);
Ở đây chúng ta sẽ dành quãng thời gian đầu tiên của Series JavaScript để học các khái niệm
căn bản trong lập trình. Và vì vậy nên chúng ta sẽ chưa thể chạm vào các công cụ giúp
thay đổi nội dung của văn bản HTML. Chúng ta sẽ cần một nơi nào đó khác để xem kết quả
hoạt động của code JavaScript ví dụ; Và câu lệnh phía trên sẽ in bất cứ thứ gì mà chúng ta
đặt trong ngoặc đơn cặp ()
ra cửa sổ Console
của trình duyệt web.
Để mở cửa sổ Console
thì bạn có thể nhấn nút F12
trên bàn phím máy tính hoặc
click chuột phải vào bất kỳ đâu trên trang web và chọn Inspect
, rồi sau đó chọn
thẻ Console
.
Bây giờ thì hãy cùng nhìn kỹ hơn vào câu lệnh JavaScript đầu tiên của chúng ta. Nó trông khá
rõ ràng và dễ hiểu phải không? Chúng ta đang nói với cửa sổ console
rằng: hãy log
(in nhật ký)
với nội dung là 2022
. Như vậy là chúng ta chỉ còn 3 chi tiết nhỏ nữa mà chúng ta cần quan tâm
tới ý nghĩa của chúng:
- Đầu tiên là một dấu chấm phẩy
;
ở vị trí cuối cùng của câu lệnh. Mình đoán là bạn cũng đã
quen với ký hiệu này từ khi học CSS. Trong JavaScript chúng ta không bắt buộc phải kết thúc mỗi
câu lệnh bằng một dấu;
. Tuy nhiên thì đây lại là một thói quen tốt cho quãng thời gian mới học
JavaScript. Chúng ta nên kết thúc mỗi câu lệnh JavaScript với một dấu;
cho đến khi bạn thực sự
yêu thích JavaScript đủ nhiều để có thể bỏ đi các dấu;
. - 2 chi tiết đáng quan tâm còn lại là cặp ngoặc đơn
()
mà chúng ta đã nhắc đến ở trên và một
dấu chấm.
đứng giữaconsole
vàlog
. Đây là 2 thứ nhỏ bé và đẹp đẽ nhất trong thế giới lập trình;
Và chúng ta sẽ cần thêm một vài bài viết nữa để sẵn sàng hiểu được ý nghĩa của chúng. Vì vậy nên
bây giờ chúng ta hãy cứ tạm xem như đây là những dấu phân tách đơn giản giúp cho câu lệnh của
chúng ta dễ đọc hơn với 3 từ khóa chính làconsole
,log
, và2022
được tách rời khỏi nhau một chút.
Chúng ta có thể kết thúc bài viết đầu tiên về JavaScript với một chút băn khoăn được không?
Viết chú thích trong code JavaScript
Ồ. Mình xin lỗi một chút. Có một việc nho nhỏ nữa mà mình cần nói với bạn. Đó là giống với các
ngôn ngữ máy tính khác, JavaScript cho phép chúng ta viết các chú thích trong code. Có 2 cách viết
như thế này:
- Mở đầu chú thích của bạn với 2 dấu gạch nghiêng
//
và tất cả những ký tự sau đó cho tới cuối
dòng sẽ được trình duyệt web bỏ qua. - Nếu như bạn muốn viết một chú thích có nhiều dòng thì bạn có thể đóng khung nội dung bằng
cách sử dụng một cặp/*
và*/
như chúng ta vẫn làm trong/* CSS */
.
Nguồn: viblo.asia