Trong quá trình mentor cho các bạn mới học làm Product Management. Sơn thường nhận được những câu hỏi dạng “PM có cần biết code không?”, “PM có cần biết SQL không?”…
Câu trả lời là Không. Bạn không cần biết code. Bạn không cần biết SQL.
Nhưng bạn NÊN biết code, nên biết SQL.
Code
Làm Product thì sao phải hiểu code, tôi có phải code đâu?
Đúng là PM/PO sẽ không code. Nhưng công việc của chúng ta làm việc, tương tác rất nhiều với Devs và các khía cạnh kỹ thuật. “Niềm tin” của Developers đối với bạn là một tài sản hữu hạn, một khi để anh em mất niềm tin thì không còn gì để nói nữa.
Hiểu code, hiểu các kiến thức kỹ thuật sẽ giúp bạn làm việc với Devs dễ dàng hơn. Có được sự tin tưởng từ team. Và đưa ra các tradeoff phù hợp khi các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
Cách tiếp cận Code
Cách nhanh Thứ Nhì để bạn hiểu các khái niệm kỹ thuật là nhìn vào một phần mềm thực tế. Có thể là web, mobile app, desktop app…
Mọi software đều được xây dựng dựa trên một khái niệm gọi là “Technology Stack”. Đại khái là một tổ hợp các công nghệ khác nhau được sử dụng để build nên software đó.
Ví dụ, với một ứng dụng Mobile app. Stack cơ bản sẽ bao gồm:
Mobile Client (IOS, Android): đây là tầng ứng dụng, chính là thứ bạn thấy trên màn hình smartphone
Back End (C#, Java, Nodejs…): đây là tầng xử lý logic phía sau, ví dụ khi bạn bấm “Mua hàng” thì tầng BE sẽ là nơi xử lý đơn hàng của bạn
Database (SQL Server, My SQL, MongoDB…): đây là nơi lưu trữ dữ liệu, ví dụ tên, tuổi, avatar của bạn sẽ được lưu trong database
Một số câu hỏi Technical bạn nên trả lời được:
Một software được xây dựng như thế nào?
Một Mobile application gồm những phần nào? Website gồm những phần nào? Desktop app gồm những phần nào?
Mobile app, website, web app, desktop app giống và khác nhau ở điểm gì?
Ngôn ngữ lập trình là gì? API là gì? Client-Server là gì?
Data Schema là gì? Json là gì?
…
Ở trên mình có nói cách nhanh Thứ Nhì. Vậy cách Nhanh Nhất là gì?
Cách nhanh nhất để hiểu các khái niệm kỹ thuật là xắn tay áo lên. Ví dụ như thử Install Java, install Android Studio và học build một ứng dụng be bé chẳng hạn.
Một số sites bạn có thể dùng để học code và các khái niệm kỹ thuật: freecodecamp, pluralsight
Data query
Tùy vào tính chất sản phẩm mà công việc của bạn sẽ phải làm việc với Data ít hay nhiều. Ví dụ như PM/PO của một B2C product triệu users sẽ dành nhiều thời gian vọc data để tìm insights hơn PM/PO của một B2B product chỉ có 3 customers.
Một số công ty lớn sẽ có vị trí Data Analyst hỗ trợ bạn trong việc truy vấn, tìm insights từ data. Tuy nhiên từ kinh nghiệm của mình thì Data là phải “Mine” mới ra insights được. Có nghĩa là phải vọc, phải thử sai, phải chạy đi chạy lại nhiều lần thì mới mong hiểu ra được điều gì đó đáng giá.
Nên riêng với data, nếu được, hãy tự học cách query, analyze.
Cách tiếp cận Data Query
Cách tiếp cận cơ bản, đơn giản nhất là học SQL.
SQL là ngôn ngữ truy vấn data điển hình, nó sẽ dạy bạn cách tư duy với data.
Bạn không cần phải master SQL. Chỉ cần nắm các câu truy vấn cơ bản như: SELECT, FROM, WHERE, GROUP BY, ORDER BY là đủ. Về sau có thể học thêm.
Bạn có thể bắt đầu từ w3schools.
Tay to Excel
Đôi khi bạn sẽ tự hỏi rằng không biết bản thân đang build Product hay đang dần trở thành một con mọt Excel.
Có những giai đoạn mình làm việc với Excel 3 tiếng/một ngày. Đáng suy ngẫm.
Excel giúp bạn analyze raw data để tìm insights. Excel giúp bạn vẽ chart làm report cho các sếp. Excel giúp bạn vẽ chart làm presentation thuyết phục team làm feature… Cái gì Excel cũng làm được.
Vì vậy, hãy học Excel. Bắt đầu với Pivot table.
Kết
Các khía cạnh kỹ thuật là điều không thể thiếu khi làm công nghệ.
Nếu bạn là Non-Tech và mới bắt đầu tìm hiểu PM. Đừng quá lo lắng. Tò mò một chút, hỏi nhiều một chút là đủ để bạn học các kiến thức mình nêu ở trên.
Take care!
Đọc thêm nhiều bài viết tại: https://simpleproductmind.com
Nguồn: viblo.asia