[Hệ thống máy tính (コンピュータシステム)]Phần mềm máy tính (ソフトウェア)

Với sự đầu tư mạnh mẽ từ Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT), nhu cầu về nhân lực biết tiếng Nhật ngày càng tăng cao. Tuy nhiên lượng nhân lực vừa có khả năng sử dụng tiếng Nhật, vừa có kiến thức chuyên môn hiện tại cực kỳ

Với sự đầu tư mạnh mẽ từ Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT), nhu cầu về nhân lực biết tiếng Nhật ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên lượng nhân lực vừa có khả năng sử dụng tiếng Nhật, vừa có kiến thức chuyên môn hiện tại cực kỳ khan hiếm. Do đó, nhiều công ty giải quyết việc thiếu nhân lực bằng cách sử dụng các bạn có chuyên môn CNTT nhưng không biết tiếng Nhật, và sử dụng các bạn biết tiếng Nhật để biên phiên dịch (gọi là comtor).

Tuy nhiên việc này làm phát sinh rất nhiều vấn đề. Đối với các bạn lập trình viên thì luôn phải thông qua comtor để trao đổi với khách hàng, tốn rất nhiều thời gian và khả năng các thông tin được truyền đạt không chuẩn xác là không hề nhỏ. Còn đối với các bạn comtor, rất nhiều bạn comtor xuất thân từ các trường ngoại ngữ, nên các kiến thức chuyên ngành chưa đầy đủ, dẫn đến không hiểu hết và truyền đạt thông tin chưa đầy đủ cho các bạn lập trình viên.

Do đó, các bạn lập trình viên nên biết các khái niệm mình đang làm trong tiếng Nhật là gì, còn các bạn comtor cần phải biết các kiến thức CNTT cơ bản. Trong loạt bài viết này, mình sẽ tổng hợp các kiến thức kỹ thuật và tiếng Nhật cần thiết cho các bạn làm trong lĩnh vực CNTT. Hệ thống kiến thức được sắp xếp dựa trên nội dung của kỳ thi IT passport của Nhật Bản.

Mọi người có thể xem đầy đủ các nội dung tại đây

https://www.janen.net/

PHẦN 1: Hệ thống máy tính (コンピュータシステム)

Chương 3: Phần mềm máy tính (ソフトウェア)

1. OS (オペレーティングシステム – hệ điều hành)

1.1 Sự cần thiết của hệ điều hành (OSの必要性)

OS là phần mềm điều khiển và quản lí các phần mềm ứng dụng cùng phần cứng. Trong tiếng Nhật còn hay gọi là 「基本ソフトウェア」

Phân loại phần mềm (ソフトウェア種類):

  • Phần mềm hệ thống (システムソフトウェア)
    • OS(基本ソフトウェア)
    • Midleware (ミドルウェア): phần mềm hoạt động trung gian giữa OS và các phần mềm ứng dụng
  • Phần mềm ứng dụng (アプリケーションソフトウェア – 応用ソフトウェア))
    • Phần mềm ứng dụng chung (共有アプリケーションソフトウェア): phần mềm chung sử dụng cho nhiều công việc khác nhau
    • Phần mền ứng dụng riêng lẻ (個別アプリケーションソフトウェア): phần mềm sử dụng cho các nghiệp vụ hoặc công việc nhất định

1.2 Phân loại (種類)

MS-DOS
Windows
MacOS
UNIX
Linux

2. Phần mềm máy tính (ソフトウェア)

2.1 Quản lí file (ファイル管理)

Quản lý danh mục (ディレクトリ(フォルダ)管理 ): quản lí bằng cấu trúc tầng, nhằm tìm kiếm file một cách dễ dàng
Chia sẻ danh mục (ファイル共有): có thể chia sẻ và sử dụng file bởi nhiều user trong cùng mạng lưới
Backup (バックアップ): sao chép dữ liệu và chương trình dữ liệu vào một thiết bị lưu trữ phụ trợ phòng trường hợp phát sinh lỗi

2.2 Công cụ phát triển (開発ツール)

Gói phần mềm (ソフトウェアパッケージ) phần mềm ứng dụng (アプリケーションソフトウェア)
Trang web (WWWブラウザ (Webブラウザ))

2.3 Phần mềm mã nguồn mở (オープンソースソフトウェア OSS)

Là phần mềm mà nguời tạo ra chúng công khai miễn phí mã nguồn trên internet, cho phép bất cứ ai cũng có thể cải tiến và phân phối lại phần mềm với điều kiện bảo vệ quyền tác giả.

*Nguồn: *

https://www.janen.net/dashboard/technology/6146a222270d1a6828558700?part=2

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ