Chuyển Nghề Lập Trình | P1: Vì đâu đến nỗi

Chào bạn, khi bạn đang đọc bài Blog này thì chắc hẳn bạn đã có sẵn trong người một ngọn lửa nhem nhóm về việc chuyển qua nghề lập trình rồi. Với những bạn trẻ (dưới 25 tuổi) có lẽ điều này không quá khó khăn, xã hội sẽ chấp nhận rất dễ dàng, độ

Chào bạn, khi bạn đang đọc bài Blog này thì chắc hẳn bạn đã có sẵn trong người một ngọn lửa nhem nhóm về việc chuyển qua nghề lập trình rồi.

Với những bạn trẻ (dưới 25 tuổi) có lẽ điều này không quá khó khăn, xã hội sẽ chấp nhận rất dễ dàng, độ tuổi này nói thẳng ra thì cũng chả khác mới ra trường là bao, nếu đi tìm việc thì các công ty cũng chả có chút “ngại ngần” gì.

Tuy nhiên, nếu bạn đã trên 25, đó thật sự là một câu chuyện xứng đáng “gác chân lên trán” để suy nghĩ mỗi đêm.

“No Pain – No Gain”

Nói tới đây, bạn thử search “chuyển nghề lập trình viên” thì nó sẽ ra đủ các thể loại bài viết khiến bạn “tâm tư bấn loạn” đứng ngồi không yên.

Thật ra việc trên mạng thi nhau chém về chủ đề này âu cũng có nguyên nhân, đó là vì Giá Trị mà nghề Lập Trình mang lại. Bạn cũng hiểu nếu không có Google, Facebook thì giờ cuộc sống của nhân loại sẽ ra sao rồi đó.

Lập trình cũng không phải là việc đơn giản, nếu bạn tự thấy bản thân không đủ kiên nhẫn, không có “tình cảm mặn mòi” gì với máy tính và cũng không thuộc nhóm “trí thông minh toán học” thì chắc cũng chả tìm đọc bài chia sẻ này đâu.

Bên cạnh đó, việc chúng ta lớn tuổi chắc chắn sẽ nhận không ít đánh giá chủ quan từ nhiều người, gây cản trở ta:

  • “thằng cha này già rồi, tuyển vô mình nói chắc thằng chả mếu nghe đâu.”
  • “background không liên quan IT, liệu có code ra hồn ra dáng gì không đây.”
  • “lớn vậy còn đổi nghề sao ổn định, đứng núi này trông núi nọ.”

Nhiều cái nó nghiệt ngã.
(trong P2 mình sẽ nói cụ thể cần chuẩn bị gì để khỏi “ăn hành ngập mặt”)

Vậy nếu mọi thứ không “dễ ăn” như vậy, Tại Sao bạn lại phải chuyển sang nghề lập trình khi bạn đã ở độ tuổi gần như là ổn định với công việc hiện tại ?

1. Tiền, Tiền và Tiền !

Bỏ qua mấy trường hợp “xộn lào” về chuyện chuyển nghề vì đam mê đi, mình hỏi thật, nếu bạn đam mê vậy bạn có sẵn sàng làm lập trình miễn phí không ?

Câu hỏi kinh điển là: “lương Dev có cao như trên mạng ca tụng hay không ?”
Câu trả lời là: “có, nhưng cũng không giống trên mạng”, ủa ngộ vậy ta ? hãy cùng tham khảo câu chuyện dưới đây.

Lúc mình đang viết bài chia sẻ này, thì một cậu em mà mình quen đã đi làm Lập Trình được gần 01 năm tại một công ty out-source (lương Fresher là 09 củ nhé), và cách đây vài ngày thôi, cậu này đã có việc làm ở chỗ mới – một công ty Product về thanh toán Online với mức lương 18 củ Gross, và…cậu ấy sinh năm 1999 (22 tuổi).”

Bạn thì sao, bạn hoặc bạn bè của bạn đang làm nghề văn phòng khác như Marketing, Sale, Account, vv… thì mình nghĩ đa số là các bạn đều sẽ phải đi làm không dưới 05 năm kinh nghiệm mới được mức lương 18 củ đó.

Đó chính xác là vấn đề, bạn phải đi làm quần quật, chăm chỉ trong suốt 05 năm trời và tất cả chỉ bằng lương một đứa mới đi làm được 01 năm…hờ hờ. Và nếu như 01 năm kinh nghiệm mà đã như vậy thì…nhiều năm hơn thì sao ?

Xem nào, số tiền lương đó hơi bị ổn so với nghề hiện tại của bạn mặc dù nó không cao như báo chí hay gáy “mới ra trường lương đã ngàn đô”, đồng ý là vẫn có trường hợp đó, tuy nhiên là thiểu số. Truyền thông luôn viết kiểu đó để bắt Trend, vì xã hội chỉ nhớ người về nhất chứ đâu ai nhớ kẻ về nhì.

Nói tới khúc này, mình xin trích mấy câu mà các thánh “sê-ni-ờ” hay phát ngôn:

Ôi thì nghề lập trình khó vãi ra mà, giỏi mới làm được, lương cao phải rồi.
Đi phụ hồ học vài tháng thì biết làm chứ lập trình học vài năm hổng biết rành chưa à.

Ừ, so với mấy nghề lao động phổ thông như phụ hồ thì nó khó thiệt đó, chứ với mấy nghề khác thì…chưa chắc !

2. Bạn Thích Và Có Khả Năng Làm Được !

Vì sao mình dùng từ thích mà không phải từ đam mê ?

Ở góc độ cá nhân, mình nghĩ nếu bạn đam mê thì có nghĩa là bạn đã gắn bó với việc lập trình ít nhất là từ khi học cấp 03 rồi, và bạn cũng sẽ chẳng quan tâm lương mình nhận được là bao nhiêu (giống như nghệ sĩ chỉ cần được lên sân khấu là OK rồi).

Nên nếu đi phỏng vấn mà mấy anh chị đó hỏi câu: “em làm vì đam mê hay vì tiền” thì cá nhân mình đánh giá là họ không tinh tế lắm, nếu có thì đã không hỏi rồi.

Ừ thì vậy còn thích thì sao ? Bạn có thể thích rất nhiều thứ, ví dụ bạn thích hiphop, chơi game, đọc manga nữa, nhiều lắm.

Tuy nhiên, bạn thích nhưng chắc gì bạn có khả năng làm được, đời nó nghiệt thế. Ví dụ bạn mê hát hò, bạn đi thi The Voice chẳng hạn, xong rồi bạn bị chê te tua, thế là bạn đổi qua một sở thích khác, vậy đấy, phải thử mới biết mà.

Vậy nếu bạn thích mà bạn có khả năng làm được luôn thì sao, chúc mừng bạn đã về team Joker: “nếu bạn giỏi thứ gì, đừng làm nó miễn phí”.

Công bằng mà nói Lập Trình cũng đâu phải nghề duy nhất kiếm được tiền nhiều đâu, ví dụ như Bác sĩ chẳng hạn, nhưng tụi mình đâu có thích nghề đó chứ.

Tóm lại là bạn chuyển nghề Lập Trình vì bạn cũng nhận ra là bạn thích máy tính, thích sự logic, thích tìm hiểu về những vấn đề công nghệ và chợt nhận ra bản thân cũng có khả năng làm được việc này.

Ngoài lề một chút

Nói vậy thôi chứ không có nghĩa là không có trường hợp lập trình vì đam mê đâu, chỉ đơn giản là số lượng không nhiều thôi.
(không ít người đang làm nghề IT sau nhiều năm cũng thay đổi để làm nghề khác)

Nên nếu bạn là trường hợp đó thì quá tuyệt vời rồi, đời bạn sẽ như hổ thêm cánh, bạn sẽ càng thành công hơn nữa với lập trình chứ sao.

Người có đam mê toàn là những người thành danh lẫy lừng không đấy, tuy nhiên, bạn đừng quên là họ đều là những người đã tiếp xúc với máy tính và học lập trình từ rất sớm, quên ăn quên ngủ vì lập trình, giống như CR7 mê đá banh từ nhỏ vậy.
=> đấy mới gọi là đam mê.

Còn trường hợp mình đề cập trong bài chia sẻ này thì không phải là những đối tượng may mắn như vậy. Cả mình và bạn đều trưởng thành mà không có sự định hướng, điều kiện cũng không tốt từ đầu, nên chúng ta mất rất nhiều thời gian để ổn định cuộc sống và chuẩn bị cho việc thay đổi để theo đuổi nghề Lập Trình này vì muốn cuộc sống phải tốt hơn nữa.

Kết

Lê thê vậy thôi,
hi vọng những chia sẻ của mình có thể giúp các bạn có thêm niềm tin vào bản thân trước quyết định chuyển nghề này.
Xin chân thành cảm ơn.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ