Cài đặt Docker trên Ubuntu
1. Gỡ cài đặt phiên bản cũ
Trước tiên, nếu bạn đã từng cài đặt Docker hãy gỡ cài đặt chúng bằng lệnh:
sudo apt-get remove docker docker-engine docker.io containerd runc
2. Thiết lập kho lưu trữ cho Docker
-
Update các package và cài các package cần thiết:
$ sudo apt-get update $ sudo apt-get install apt-transport-https ca-certificates curl gnupg lsb-release
Để các bạn hiểu rõ hơn thì dưới đây là ý nghĩa cơ bản của nó:
- apt-transport-https: giúp package manager chuyển file và data qua https.
- ca-certificates: giúp web browser và hệ thống kiểm tra certificate bảo mật.
- curl: chuyển data.
- gnupg: mã hóa và giải mã.
- lsb-release: cung cấp một số thông tin cụ thể về LSB (Linux Standard Base) và phân phối cụ thể.
- Thêm Docker’s official GPG key:
curl -fsSL https://download.docker.com/linux/ubuntu/gpg | sudo apt-key add –
- Thêm Docker Repository:
sudo add-apt-repository “deb [arch=amd64] https://download.docker.com/linux/ubuntu $(lsb_release -cs) stable”
3. Cài đặt Docker:
-
Sử dụng lệnh apt để cài đặt Docker trên Ubuntu:
$ sudo apt-get update $ sudo apt-get install docker-ce docker-ce-cli containerd.io
-
Kiểm tra trạng thái Docker:
$ sudo service docker status
Nếu Docker của bạn chưa được start, hãy start nó bằng lệnh:
$ sudo service docker start
-
Xác nhận kết quả cài đặt Docker thành công hay chưa bằng cách chạy một Image thử nghiệm xem có hoạt động bình thường không:
$ sudo docker run hello-world
Thiết lập Laravel, Nginx và Mysql với Docker Compose
1. Khởi tạo Laravel:
Bạn hãy trỏ đến thư mục chính bạn muốn đặt project sau đó chạy lệnh:
$ composer create-project –prefer-dist laravel/laravel docker-laravel
Di chuyển vào project:
$ cd docker-laravel
2. Tạo Docker Compose:
Sau khi di chuyển vào project, bạn hãy tạo file có tên là docker-compose.yml
. Việc xây dựng các ứng dụng của bạn với Docker Compose giúp đơn giản hóa quá trình thiết lập và tạo phiên bản cho cơ sở hạ tầng của bạn.
Trong file docker-compose.yml
chèn nội dung dưới đây vào file:
version: '3' services: #PHP Service app: build: context: . dockerfile: Dockerfile image: framgia/laravel-php-fpm container_name: project_app restart: always tty: true environment: SERVICE_NAME: project_app SERVICE_TAGS: dev working_dir: /var/www volumes: - ./:/var/www - ./php/php.ini:/usr/local/etc/php/conf.d/local.ini networks: - app-network #Nginx Service webserver: image: nginx container_name: project_webserver restart: always tty: true ports: - "80:80" - "443:443" volumes: - ./:/var/www - ./nginx/conf.d/:/etc/nginx/conf.d/ networks: - app-network #MySQL Service db: image: mysql:5.7.22 container_name: project_db restart: always tty: true ports: - "3376:3306" environment: MYSQL_DATABASE: laravel MYSQL_ROOT_PASSWORD: your_mysql_root_password SERVICE_TAGS: dev SERVICE_NAME: mysql volumes: - dbdata:/var/lib/mysql/ - ./mysql/my.cnf:/etc/mysql/my.cnf networks: - app-network #Docker Networks networks: app-network: driver: bridge #Volumes volumes: dbdata: driver: local
Trong file docker-compose.yml
bạn sẽ xác định các service đó là: app, webservice, db và các cú pháp khác bên trong mỗi service:
- app: Service này chứa ứng dụng của bạn và sử dụng 1 Docker Image
framgia/laravel-php-fpm
( Các bạn có thể tùy chỉnh và chọn Docker Image phù hợp). - webservice: Service này lấy
nginx
Image từ Docker và chạy các cổng80
và443
. - db: Service này lấy
mysql:5.7.22
Image từ Docker và xác định 1 vài biến môi trường như làMYSQL_DATABASE
vàMYSQL_ROOT_PASSWORD
. Bạn có thể tùy ý đổi lại giá trị các biến sao cho phù hợp. - container_name: xác định một tên cho vùng chứa, tương ứng với tên của mỗi service.
- **app-network: **như là 1 mạng cầu nối kết nối các Container lại với nhau, tạo điều kiện giao tiếp giữa các Container.
- dbdata: trong
Service db
dùng để duy trì cơ sở dữ liệu mysql, cho phép bạn khơi động lạiService db
mà không bị mất dữ liệu. .php/php.ini
./nginx/conf.d/
và./mysql/my.cnf
đều dùng để gắn kết với vế bên phải sau dấu:
trong Container, cho phép bạn thêm hoặc chỉnh sửa nội dung cấu hình nếu cần thiết.
3. Tạo Dockerfile:
Docker cho phép bạn chỉ định môi trường bên trong các Container riêng lẻ bằng Dockerfile. Dockerfile cho phép bạn tạo Image mà bạn sử dụng để cài đặt phần mềm theo yêu cầu của dự án. Bạn có thể push các hình ảnh tùy chỉnh mà bạn tạo vào Docker Hub.
Tạo file có tên là Dockerfile ở trong thư mục của dự án, file này sẽ thiết lập 1 Image và chỉ định các lệnh và hướng dẫn cần thiết để xây dựng Image của project Laravel của bạn.
FROM php:8.0-fpm #Copy composer.lock and composer.json COPY composer.lock composer.json /var/www/ #Set working directory WORKDIR /var/www #Install dependencies RUN apt-get update && apt-get install -y build-essential libpng-dev libjpeg62-turbo-dev libfreetype6-dev locales zip jpegoptim optipng pngquant gifsicle vim unzip git curl #Clear cache RUN apt-get clean && rm -rf /var/lib/apt/lists/* #Install extensions RUN docker-php-ext-install pdo_mysql mbstring zip exif pcntl RUN docker-php-ext-configure gd --with-gd --with-freetype-dir=/usr/include/ --with-jpeg-dir=/usr/include/ --with-png-dir=/usr/include/ RUN docker-php-ext-install gd #Install composer RUN curl -sS https://getcomposer.org/installer | php -- --install-dir=/usr/local/bin --filename=composer #Add user for laravel application RUN groupadd -g 1000 username RUN useradd -u 1000 -ms /bin/bash -g username username #Copy existing application directory contents COPY . /var/www #Copy existing application directory permissions COPY --chown=username:username . /var/www #Change current user to username USER username EXPOSE 9000 CMD ["php-fpm"]
Trước tiên, bạn khởi tạo 1 Image php:8.0-fpm như ở trên, các câu lệnh RUN
dùng để cập nhật, cài đặt và thiết lập cấu hình bên trong của Container, tạo user và group gọi là username.
EXPOSE
lệnh hiển thị một cổng trong vùng chứa 9000, cho php-fpmmáy chủ. CMD
chỉ định lệnh sẽ chạy sau khi vùng chứa được tạo.
4. Cấu hình PHP:
Theo như bước số 2 chúng ra tạo file docker-compose.yml
thì tệp cấu hình php của chúng ta sẽ nằm ở .php/php.ini
. Bây giờ chúng ta sẽ tạo nó:
$ mkdir php $ cd php $ touch php.ini
Sau đó mở file php.ini và ghi đè các cấu hình mà bạn mong muốn, ví dụ mình ghi đè cấu hình đơn giản về kích thước tối đa cho phép đẩy các tệp lên project như sau:
upload_max_filesize=40M post_max_size=40M
5. Cấu hình Nginx:
Tương tự cấu hình php thì Nginx chúng ta cũng sẽ tạo tệp theo đường dẫn ./nginx/conf.d/
trong file docker-compose.yml
, nếu bạn không ghi rõ tên file thì mặc định sẽ gọi đến file default.conf
:
$ mkdir nginx $ cd nginx $ mkdir conf.d $ cd conf.d $ touch default.conf
Sau đó, chèn đoạn mã dưới đây vào file default.conf
:
server { listen 80; index index.php index.html; error_log /var/log/nginx/error.log; access_log /var/log/nginx/access.log; root /var/www/public; location ~ .php$ { try_files $uri =404; fastcgi_split_path_info ^(.+.php)(/.+)$; fastcgi_pass app:9000; fastcgi_index index.php; include fastcgi_params; fastcgi_param SCRIPT_FILENAME $document_root$fastcgi_script_name; fastcgi_param PATH_INFO $fastcgi_path_info; } location / { try_files $uri $uri/ /index.php?$query_string; gzip_static on; } }
- listen: Chỉ thị này xác định cổng mà máy chủ sẽ lắng nghe các yêu cầu đến.
- error_logvà access_log: Các lệnh này xác định các tệp để ghi nhật ký.
- root: Chỉ thị này đặt đường dẫn thư mục gốc, tạo thành đường dẫn hoàn chỉnh đến bất kỳ tệp nào được yêu cầu trên hệ thống tệp cục bộ.
6. Cấu hình Mysql:
Tương tự cấu hình Nginx hay php, Chúng ta cũng sẽ tạo tệp theo đường dẫn ./mysql/my.cnf
trong file docker-compose.yml
:
$ mkdir mysql $ cd mysql $ touch my.cnf
Sau đó, chèn đoạn mã mà bạn muốn ghi đè vào file my.cnf ví dụ như là gán general_log
bằng 1 cho phép các bản ghi chung và các general_log_file
quy định cụ thể thiết lập nơi các bản ghi sẽ được lưu trữ:
[mysqld] general_log = 1 general_log_file = /var/lib/mysql/general.log
7. Cài đặt môi trường cho project và chạy các Container:
Đậu tiên, nếu ta chưa có file .env thì hãy tạo file .env
bằng cách copy file .env.example
và đổi thành file .env
bằng lệnh: $ cp .env.example .env
Tiếp theo, hãy mở file .env bạn vừa tạo và chỉnh sửa lại thông tin cấu hình cơ sở dữ liệu của bạn:
DB_CONNECTION=mysql
DB_HOST=db
DB_PORT=3376
DB_DATABASE=laravel
DB_USERNAME=laraveluser
DB_PASSWORD=your_laravel_db_password
Tiếp tục, bạn chỉ cần chạy 1 câu lệnh để khởi động tất cả các Container, tạo các Volume, thiết lập và connect tới Networks:
$ docker-compose up -d
Sau khi chạy thành công, để kiểm tra các Container đang chạy bạn gõ lệnh:
$ docker ps
Bây giờ, thay vì các bạn sử dụng lệnh command trong laravel thường ngày khi chưa cài Docker ví dụ như composer install
, thì sau khi bạn cài xong các câu lệnh đó sẽ được sử dụng như sau:
docker-compose exec app composer install
docker-compose exec app php artisan key:generate
docker-compose exec app php artisan config:cache
8. Tạo tài khoản trong Mysql:
Để tạo tài khoản mới, chúng ta cần tương tác đến Containerdb
bằng câu lệnh:
docker-compose exec db bash
Bên trong Container, đăng nhập bằng tài khoản quản trị root
Mysql:
mysql -u root -p
Tiếp theo, ta tạo người dùng và gán quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu vừa tạo:
GRANT ALL ON laravel.* TO 'laraveluser'@'%' IDENTIFIED BY 'your_laravel_db_password'; FLUSH PRIVILEGES; EXIT;
Để thoát khỏi Container, gõ lệnh: exit
.
Các bạn hãy kiểm tra kết nối bằng lệnh này nhé:
$ docker-compose exec app php artisan migrate
Cuối cùng, hãy truy cập thử trình duyệt của bạn bằng cách lên trình duyệt gõ: http://ip_server, nếu bạn sử dụng port khác 80 thì hãy :port sau ip_server nhé. Chúc mọi người thành công!
Tổng kết:
Trong bài này, mình đã hướng dẫn các bạn cài Docker trên Ubuntu và thiết lập Laravel, Nginx và Mysql với Docker Compose theo cách hiểu của mình. Mình rất mong nhận được sự góp ý của các bạn qua phần comment bên dưới nhé! Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài chia sẻ của mình.
Tài tiệu tham khảo:
https://docs.docker.com/engine/install/ubuntu/https://www.digitalocean.com/community/tutorials/how-to-set-up-laravel-nginx-and-mysql-with-docker-compose
Nguồn: viblo.asia