Các cách quản lý call API phía React

React nổi tiếng với việc xây dựng các giao diện người dùng phong phú và có khả năng mở rộng cao. Có nhiều cách để lấy dữ liệu từ một external API trong React. Trong bài này, chúng ta sẽ thảo luận về các cách khác nhau để quản lý các lệnh gọi API trong

React nổi tiếng với việc xây dựng các giao diện người dùng phong phú và có khả năng mở rộng cao. Có nhiều cách để lấy dữ liệu từ một external API trong React. Trong bài này, chúng ta sẽ thảo luận về các cách khác nhau để quản lý các lệnh gọi API trong React. Cuối cùng, bạn sẽ có thể chọn cách tiếp cận tốt nhất tùy theo request của ứng dụng.

1. The Fetch API

Fetch API được tích hợp vào hầu hết các trình duyệt hiện đại trên window object (window.fetch) và cho phép thực hiện các request HTTP rất dễ dàng.
Các đoạn code sau đây cho thấy một ví dụ đơn giản về việc sử dụng Fetch API trong thực tế.

import {useEffect} from "react";

const fetchUsers = () => {
    // Where we're fetching data from
    return fetch("http://www.abc.cd/test")
    // We get the API response and receive data in JSON format
      .then((response) => response.json())
      .then((data) => console.log(data))
      .catch ((error) => console.error(error));
}

Mục tiêu duy nhất của function này là truy cập dữ liệu và convert response sang dạng json, sử dụng method response.json(). Ở đây việc sử dụng method json() để lấy response object được lưu trữ dữ liệu và được update state của users trong ứng dụng.
Thực tế là Fetch dựa trên promise-nghĩa là chúng ta có thể catch errors sử dụng method .catch(). Bất kỳ lỗi nào gặp phải đều sử dụng làm giá trị để update state error.
Thêm vào đó, ta thực hiện request này trong useEffect() hook với mảng phụ thuộc làm đối số thứ hai để thực hiện request một lần mà không phụ thuộc vào data khác. Dưới đây là ví dụ cách sử dụng useEffect() hook:

import {useEffect} from "react";

useEffect(() => {
    fetchData()
  }, []);

2. Axios Library

Axios là một ứng dụng HTTP dựa trên Promise cho JavaScript có thể được sử dụng trong ứng dụng front-end và Node.js.
Bằng cách sử dụng Axios, thật dễ dàng để gửi các requests HTTP không đồng bộ đến các điểm cuối REST và thực hiện các hoạt động CRUD.

Trước tiên chúng ta phải cài đặt Axios bằng cách sử dụng npm hoặc yarn và sau đó import vào parent component, như sau:

npm install axios

Dưới đây là đoạn code nhỏ ví dụ việc sử dụng axios:

import axios from "axios"

const fetchData = () => {
return axios.get("http://www.abc.cd/test")
   .then((response) => console.log(response.data));
}

Tương tự như Fetch API, Axios return một promise. Nhưng đối với Axios, nó sẽ return về một Json response.

3. Async-Await syntax

Async / await là một cách tương đối mới để viết code không đồng bộ một cách đồng bộ.

Từ khóa async trước một function có hai tác dụng:

  • Make it always return a promise. (Luôn luôn return một promise)
  • Allows await to be used in it. (Cho phép await để sử dụng trong đó)

Từ khóa await trước một promise làm cho JavaScript đợi cho đến khi promise đó hoàn thành và sau đó:

  • If it’s an error, the exception is generated. (Nếu đó là một lỗi, ngoại lệ sẽ được tạo ra)
  • Otherwise, it returns the result. (Nếu không, nó trả về kết quả)

Đoạn code dưới đây sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn:

async function fetchData() {
    try {
      const result = await axios.get("http://www.abc.cd/test")
      console.log(result.data));
    } catch (error) {
      console.error(error);
    }
  }

Khi chúng ta sử dụng useEffect(), hàm effect (đối số đầu tiên) không thể trở thành một hàm async. Vì vậy, chúng ta có thể tạo một hàm async riêng biệt trong component, hàm này chúng ta có thể gọi sync trong useEffect và lấy dữ liệu cho phù hợp.

4. Custom React Hook

Custom Hook là một hàm JavaScript có tên bắt đầu bằng “use” và có thể gọi các Hook khác. Ý tưởng đằng sau custom hooks là extract component logic thành các functions có thể sử dụng lại.
Vì vậy, hãy gọi custom hook: useFetch. Hook này chấp nhận hai đối số, URL mà chúng ta cần query để lấy dữ liệu và một đối tượng đại diện cho các option mà chúng ta muốn áp dụng cho request.
Bây giờ, hãy xem việc lấy dữ liệu bằng hook useEffect()của chúng ta dễ dàng như thế nào. Chúng ta sẽ sử dụng Fetch API để thực hiện request của mình. Để làm được điều đó, ta phải pass URL và các options mà chúng tôi muốn nhận. Từ đó, ta nhận được một object có thể sử dụng để render trong ứng dụng của mình.

import { useState, useEffect } from 'react';
const useFetch = (url = 'http://www.abc.cd/test', options = null) => {
  const [data, setData] = useState(null);
  useEffect(() => {
    fetch(url, options)
      .then(res => res.json())
      .then(data => setData(data));
  }, [url, options]);
  return {data}
}
export default useFetch;

Chúng ta có thể call bất cứ khi nào ta cần lấy dữ liệu:

import useFetch from './useFetch';
  const { data } = useFetch( 'http://www.abc.cd/test' );
  console.log(data);

5. React Query Library

React-query là một thư viện tuyệt vời giải quyết các vấn đề quản lý server state và caching trong applications. Nó giúp việc fetching, catching, synchronizing và updating server state trong React applications trở nên dễ dàng hơn.
Đầu tiên, hãy cài đặt pakage:

npm install react-query react-query-devtools

Note: React Query cũng có các dev tools giúp chúng ta hình dung hoạt động bên trong của React Query.

React-query cung cấp cho chúng ta một bộ nhớ cache, bạn có thể thấy bộ nhớ này bên dưới thông qua React Query Devtools. Điều này cho phép chúng ta dễ dàng quản lý các requests đã thực hiện theo key value mà chúng ta chỉ định cho mỗi request.

import React from "react";
import ReactDOM from "react-dom";
import { QueryClient, QueryClientProvider, useQuery } from "react-query";
import { ReactQueryDevtools } from "react-query/devtools";

const queryClient = new QueryClient();

export default function App() {
  return (
    <QueryClientProvider client={queryClient}>
      <FetchData />
    </QueryClientProvider>
  );
}

function FetchData() {
  const { data } = useQuery("UserData", () =>
    fetch("http://www.abc.cd/test").then((res) => res.json())
  );

  return (
    <div>
       // data you want to show
      <ReactQueryDevtools initialIsOpen />
    </div>
  );
}

const rootElement = document.getElementById("root");
ReactDOM.render(<App />, rootElement);

Tóm lại, chúng ta chỉ cần cho thư viện biết nơi bạn cần fetch dữ liệu và nó sẽ handle caching, background updates, và refresh data mà không cần thêm bất kỳ code hoặc configuration nào.
Nó cũng cung cấp một số hooks hoặc events cho mutation và queries để handle error và các states khác của side effects, loại bỏ nhu cầu sử dụng các hook useState () và useEffect () và thay thế chúng bằng một vài dòng logic React Query.
Để hiểu rõ hơn, hãy xem tài liệu gốc.
Có nhiều cách khác để quản lý việc lấy dữ liệu như SWR, GraphQL API.

Trên đây là bài viết mình giới thiệu về các cách call api để lấy dữ liệu ở phía Front-end. Bài viết được mình tham khảo từ bài của tác giả Adyasha Mohanty. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình code 😄

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ