NETWORKING – BÍ QUYẾT ĐỂ TIẾN XA HƠN TRONG “NGÀNH”

“Buôn có bạn, bán có phường” nên xây dựng mạng lưới cá nhân (networking) đã trở thành một trong những yếu tố thiết yếu để phát triển bản thân trong công việc, không chỉ trong nghề UX Design, mà mọi lĩnh vực trong cuộc sống và đặc biệt là khi mới vào nghề. Vậy nên

“Buôn có bạn, bán có phường” nên xây dựng mạng lưới cá nhân (networking) đã trở thành một trong những yếu tố thiết yếu để phát triển bản thân trong công việc, không chỉ trong nghề UX Design, mà mọi lĩnh vực trong cuộc sống và đặc biệt là khi mới vào nghề. Vậy nên mình hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn newbies tìm được cách thích hợp để có thể dần mở rộng mối quan hệ của mình.

Networking có tác dụng gì?

  • Kết nối với những người cùng chí hướng, chuyên ngành để cùng nhau trao đổi và học hỏi nhiều hơn
  • Có thêm nhiều cơ hội cho bản thân, đặc biệt là trong lúc tìm việc. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có 60% cơ hội việc làm từ các mối quan hệ, và việc apply job qua mạng lưới quan hệ cá nhân có thể tăng uy tín cho bạn, các công ty tuyển dụng luôn có cơ chế cho việc references.

Một số lưu ý mà bản thân đã tự đúc rút trong quá trình networking của mình:

  • Chú ý về chất lượng hơn số lượng: Đừng chạy theo con số và ép buộc bản thân phải quen với nhiều người từ nhiều lĩnh vực khác nhau, hãy tìm những người có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với bản thân mình để học hỏi. Networking cũng giống như công việc, chỉ khi bạn đầu tư thời gian và sức lực nó mới mang lại hiệu quả.
  • Không ngần ngại đặt câu hỏi: Khi hỏi mà không được reply là chuyện hoàn toàn bình thường! Tuy nhiên để dễ dàng nhận được câu trả lời hơn, bạn hãy chú ý đến cách đặt câu hỏi của mình, chủ động tìm trước xem đã có câu trả lời trên Google chưa. Quan trọng là một thái độ chuyên nghiệp và nghiêm túc là sẽ được giúp đỡ thôi!
  • Khéo léo trong cách đặt câu hỏi: Đừng đi vào những câu hỏi mang tính cá nhân hay “ăn sẵn” như yêu cầu họ giới thiệu việc, chia sẻ CV, mức lương,… Hãy bắt đầu bằng những câu chuyện: quá trình làm việc, trải nghiệm của họ,… để từ đó rút ra những bài học phù hợp nhất cho bản thân nhé!

Networking qua các sự kiện cộng đồng

Hãy chủ động tham gia các sự kiện mà mình quan tâm: để tìm được các sự kiện này thì hãy join group hoặc like các page cộng đồng để có được thông tin nhanh chóng nhất
Có một sự chuẩn bị kỹ càng: từ bizcard, đến nội dung chủ đề để có sẵn kiến thức nền, và những câu hỏi cho diễn giả.
Luôn luôn cởi mở và chủ động giao lưu với mọi người: Không chỉ học được nhiều kiến thức bổ ích tại chương trình, mà bạn còn có thể giữ liên lạc với họ để tạo nên các mối quan hệ trong tương lai nữa đó!

Networking ở môi trường làm việc

Đây là một cách vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, đặc biệt trong những ngày đầu mới đi làm nhé. Để có thể networking thành công, hãy dành thêm một chút thời gian để tìm hiểu về bộ phận, công việc và đồng nghiệp của mình, từ đó tạo dựng những chủ đề nói chuyện chung và dễ dàng kết nối hơn. Những người đồng đội này sẽ giúp bạn có những kiến thức vững chắc, và đặc biệt là trong việc thăng tiến nữa đó!

Networking ở môi trường học tập

Hãy đi tìm những người bạn “tâm giao” – cùng chí hướng và mục tiêu để cùng nhau thúc đẩy động lực học tập và tạo sự ganh đua một cách lành mạnh. Những người bạn này có thể tìm được rất dễ thông qua lớp học, câu lạc bộ… Và khi đã có nhóm học tập rồi thì hãy cùng nhau lên kế hoạch học nhóm để trau dồi kiến thức.

Networking thông qua các nền tảng online

Không chỉ tạo điều kiện cho chúng ta được networking trong bối cảnh dịch Covid-19, các nền tảng online như Linkedin, ADP List, Design Buddle còn kết nối mọi người từ khắp các châu lục với nhau. Đảm bảo là các mối quan hệ của bạn sẽ được cải thiện cả về chiều sâu và độ lớn khi tận dụng các nền tảng này luôn!

Nguồn: https://www.facebook.com/DuyLinhsl

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ