Một “chớt” tâm sự của một Tester quèn gửi tới Dev team, PM, DM, PO,…

Dear mọi người, Tên của em là Kiểm thử, hay mọi người thường quen thuộc với các tên: QA, QC, Tester hay thậm trí là Test. Khi nhắc đến tên của em, mọi người sẽ thường liên tưởng đến sự tỉ mẩn, chăm chỉ nhưng cũng sự cau có, xét nét, hay một chút đáng

Dear mọi người,

Tên của em là Kiểm thử, hay mọi người thường quen thuộc với các tên: QA, QC, Tester hay thậm trí là Test. Khi nhắc đến tên của em, mọi người sẽ thường liên tưởng đến sự tỉ mẩn, chăm chỉ nhưng cũng sự cau có, xét nét, hay một chút đáng yêu với những sự sáng tạo mang tính “ngớ ngẩn” để tìm bằng được ra được bugs. Cùng với sự phát triển của công nghệ, hàng loạt các mô hình phát triển phần mềm đã ra đời. Kéo theo đó, chúng ta có rất nhiều các công việc mới, vị trí mới bên cạnh các các tên quen thuộc là Developer và Tester, đó là BA, SM, PO, DM, SA…. Thế nhưng một công việc được ra đời gần như lâu nhất trong ngành lại thường được đánh giá thấp nhất. Bọn em, những con người luôn đau đáu nâng cao chất lượng của phần mềm, luôn luôn cảm thấy tự hào và hãnh diện khi bản thân đã góp sức vào tổ chức/quy trình đó. Ngày qua ngày cần cù, tỉ mẩn với công việc hậu cần, có đôi khi bọn em cũng những lúc chạnh lòng…

Xung đột là điều không thể tránh khỏi

Trung thực mà nói: Mối quan hệ giữa Dev và Tester chưa bao giờ là ổn. Gạt ra mọi sự hiểu lầm giữa hai bên, bản chất của hai công việc ngày đã mang tính xung đột với nhau. Một người xây dựng lên và một người đi tìm lỗi. Có đôi khi mối quan hệ này trở nên căng thẳng đến nghẹt thở. Em biết mỗi một vị trí đều có một vai trò riêng trong dự án. Developers cũng có những quan điểm riêng về “chất lượng” và có mục tiêu riêng của họ. Em chỉ muốn nói lên suy nghĩ của Tester để mong nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu.

Không ai thích bị nói là “Con bạn xấu quá”. Một vài Dev không thích “con” của mình cần được sửa chữa. Nhưng report các lỗi lại là nghề của bọn em, mặc dù bản thân tụi em biết, đó không phải là nghề hợp lòng người khác cho lắm.

Các anh Dev có bao giờ “lảm nhảm” một mình khi tập trung quá vào công việc rồi nhảy lên vui sướng khi một chức năng khó chạy được không? Đó cũng được coi là một sự hạnh phúc trong công việc. Bọn em cũng thế, có đôi khi bọn em cảm thấy hạnh phúc, không phải mà vì bọn em tìm được nhiều lỗi của Dev, hay “cười trên đau khổ” của Dev. Niềm hạnh phúc của bọn em đó chỉ vì công sức bỏ ra đã mang lại kết quả. Mọi người cũng biết mà, để tìm ra được những lỗi đó đâu có có phải là dễ dàng.

Thật không may trong quá trình trao đổi giữa các team với nhau cùng với một chút không hiểu ý và chút thiếu tôn trọng nhau đã làm cho cả 2 bên cảm thấy bị tổn thương. Khi xung đột ngày một lớn hơn thì bọn em rất cần tiếng nói của các Leader/Manager. Mỗi người quản lý sẽ đại diện cho một team và cả các quản lý cấp cao hơn nữa sẽ bàn bạc hướng giải quyết các xung đột đó. Tuy nhiên solution sau đó thì không phải lúc nào cũng làm cho bọn em cảm thấy được thỏa mãn. Đôi khi các leader/manager có thiên hướng bảo vệ dev team. Đừng làm điều đó! Hãy nhìn vào cả 2 team xem xét cả đội QA và cả đội lập trình và để tạo nên một đội thống nhất mà không cần phải vứt bỏ một trong hai team ra khỏi dự án.

Xin đừng trêu chọc

Làm trong cùng một ngành, cùng nhau phát triển ra một “đứa con”, đã bao giờ mọi người hay hay thậm chí nói những câu như thế này chưa?

  • “Cái đó mà cũng không biết à?”
  • “Cái trường hợp ngớ ngẩn này mà cũng test sao”
  • “Không biết code mới đi làm test”
  • “Ai chả làm được tester”
  • “Cái lỗi hiển nhiên như thế này mà không test ra à?” …

Các lập trình viên thường nghi ngờ bọn em không có khả năng làm ra phần phần mềm, không hiểu về code. Điều này thật sự chả nói lên điều gì cả. Công việc của Tester mang lại những giá trị riêng. Tester không phải là người chỉ tìm kiếm bug. Họ còn cải thiện các tính năng của sản phẩm cho các mục đích kinh doanh trên từng yêu cầu. Một sản phẩm hoàn thiện là chưa đủ mà còn phải chuyển giao sản phẩm tốt khiến người sử dụng yêu thích. Một tester cũng cần yêu cầu phải có những kĩ năng đặc biêt bao gồm các kiến thức tổng quát về hệ thống, database, API, Coding và kỹ năng mềm. Vì vậy, bọn em cũng cần khơi gợi những giá trị mà bọn em đầu tư vào công việc và chuyên môn của mình để giành lại được sự tôn trọng bởi chính các “đồng đội” của mình. Các PM, managers, cần phải công tâm khi nhận ra sự trêu chọc hay đùa cợt mang đến sự tổn thương cho Tester, hãy xử lí điều đó và nêu ra ý kiến. Sau tất cả, bọn em cũng là members, xin hãy làm cho bọn em cảm thấy được chào đón ở đây.

Sự ghi nhận

Khi nhắc đến sự ghi nhận, bọn em có đôi chút bị sững sờ. Vì sao ư? Hầu hết các Testers đều có ít nhất một lần cảm thấy chạnh lòng vì điều này.
” Chúng tôi có khoảng …. lập trình viên”
Hay “Cảm ơn lập trình viên A,B,C.. vì đã hotfix”,…

Sự quảng bá một đội ngũ dường như ít khi có sự góp mặt của tụi em. Cũng khi khi một dự án thành công, công lao của bọn em ít khi được nhắc đến. Bọn em mang đúng ý nghĩa của những con người ở vị trí hậu cần, nếu có được nhận sự cảm ơn thì chắc sẽ gộp chung với câu nói “Cảm ơn cả team”.

Dev phải code nhiều chức năng, sửa các lỗi , OT, tìm hiểu nghiệp vụ, tìm hiểu công nghệ cho nên công việc của Dev căng thẳng và mất nhiều công sức. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, Dev chỉ nghiên cứu nghiệp vụ của một vài chức năng mà họ đảm nhận, còn Tester phải nghiên cứu và nắm chắc nghiệp vụ của toàn bộ chương trình để có thể test và hỗ trợ Dev các vấn về về nghiệp vụ. Mỗi dự án khác nhau thường là có các nghiệp vụ hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó, sự thay đổi về công nghệ áp dụng của Dev trong các dự án khác nhau là không nhiều. Dev phải làm OT, nhưng Tester phải vừa test phiên bản cũ (lúc Dev code phiên bản mới) và tiếp tục test phiên bản mới sau khi Dev đã làm xong và “đi đâu đó”. Trong thực tế thì khi nào có lỗi thì mới yêu cầu Dev về sửa, nếu không thì thôi. Còn Tester, luôn luôn ngồi đó và tìm lỗi.

Bọn em nói ra không phải để kể công hay so bì với bất kỳ vị trí nào. Bọn em chỉ mong muốn sự công tâm, và đừng biến bọn em trở thành “công dân hạng hai” trong đội dự án. Bọn cần sự ghi nhận từ tất cả mọi người.

“Sắp đến deadline rồi, deliver được chưa?”

Chuyện thường gặp khi đến deadline của dự án, hàng loạt các câu hỏi đưa ra cho Tester:
“Đã release được chưa em ơi”
“Lắm bugs thế, đến bao giờ có thể release được?”
“Sao đến gần lúc release mà chưa test xong vậy?”

Sự thật là, công việc của bọn em bị phụ thuộc hoàn toàn bởi Dev. Bọn em không thể test nếu code chưa xong. Có những Sprint hai tuần nhưng thời gian dành cho test chỉ vỏn vẹn một, hai ngày. Thêm nữa, việc fix bugs và chất lượng của code không nằm trong khả năng control của bọn em. Bọn em chưa thể đồng ý release vì vẫn còn bugs chưa được fix hay việc fix bugs của dev đang càng làm cho tình trạng lỗi xảy ra nhiều hơn.
Áp lực cả về thời gian, lẫn khối lượng công việc, nhưng khi có bugs được khách hàng trả về thì câu hỏi ngay lập tức được đặt ra: ” Tại sao tester lại không tìm ra nó?” Mọi thứ lúc nào cũng cần phải hoàn hảo, thậm chí khi phải trải qua deadline gấp và vòng làm việc lặp lại không bao giờ kết thúc.


Có người nói “Tester là một nghề dễ dàng và nhàm chán”. Đúng là với nghề này, các công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần dù với bất kỳ dự án nào hay công nghệ nào đi chăng nữa. Nhưng đó không phải là một nghề nhàm chán.Với kỳ công việc nào cũng vậy, sự nhàm chán chỉ đến nếu như bạn không có tình yêu nghề. Vậy nên, gửi tới các Tester đang miệt mài với công việc của mình, xin các bạn đừng bỏ cuộc. Hãy mạnh mẽ lên vì em tin rằng, đây vẫn là một trong những nghề “hot” ở thời điểm hiện tại. Khi cộng đồng Tester ngày càng lớn mạnh, em tin dần dần chúng ta sẽ lấy lại được hào quang cho công việc của mình.


Gửi tới các Dev, PM, DM, SM, PO,… Cảm ơn mọi người đã đọc những dòng tâm sự của bọn em. Em mong rằng khi bọn em được thấu hiểu và cảm thông thì bọn em sẽ có thêm nhiều động lực để cống hiến hơn nữa. Xin hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với bọn em hơn nhé.

Thân mến,

Harleen

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ