Năm 2022 đã dạy tôi những gì?

Lời nói đầu Chào mọi người, hôm nay đã là những ngày cận Tết cũng là khoảng thời gian thích hợp để chúng ta ngồi nhìn lại một năm 2022 vừa qua. Đối với mình, năm 2022 không gặt hái được nhiều thành quả gì lớn lao về tài chính hay sự nghiệp nhưng mình

Lời nói đầu

Chào mọi người, hôm nay đã là những ngày cận Tết cũng là khoảng thời gian thích hợp để chúng ta ngồi nhìn lại một năm 2022 vừa qua. Đối với mình, năm 2022 không gặt hái được nhiều thành quả gì lớn lao về tài chính hay sự nghiệp nhưng mình cho rằng đây là năm mình nhận nhiều giá trị tinh thần và ngộ ra nhiều điều hơn về cuộc sống này.

Cảm ơn 2022 vì mình vẫn còn cơ hội được hít thở, được sống và được cống hiến.

Bản thân mình vốn là một IT Engineer khô khan và cứng nhắc, nhưng may mắn được xuất phát điểm từ BK.HCM – ngôi trường mà theo mình, thứ được đào tạo, trau dồi nhiều nhất không phải kiến thức mà là tư duy logic, nhìn sâu vào bản chất đối tượng cũng như luôn đặt ra câu hỏi tại sao cho mọi vấn đề. Trong suốt quá trình con đường sự nghiệp cùng với tư duy ấy đã luôn thôi thúc và giúp mình ngộ ra nhiều điều hơn và tự mình có câu trả lời cho một số vấn đề trong cuộc sống.

Dưới đây là ba vấn đề mà mình nghiệm được thông qua quá trình làm việc trong suốt một năm 2022 vừa qua, hãy cùng mình nhìn lại và phân tích xem đó là gì nhé?

Bản chất của thế giới này

Theo mình, bản chất của thế giới này có thể xoay quanh 2 khái niệm: tính hỗn độntính tương đối.

Tính hỗn độn

Chắc hẳn, đa số mọi người chúng ta ngồi đây ở thế kỉ 21 này đã trải nghiệm được tính hỗn độn của cuộc sống rõ rệt đến dường nào. Liệu có ai ngờ rằng, giữa thế kỉ hiện đại và tiên tiến nhất xã hội loài người từng đạt được, lại diễn ra đại dịch Covid-19 càn quét cả thế giới. Hay như kỉ nguyên được xem như hoà bình nhất thì chiến tranh Ukraine – Russia vẫn xảy ra và biết bao cuộc suy thoái kinh tế khác tưỡng chừng như chỉ có trong sách báo năm xưa lại chực chờ ập xuống đầu chúng ta bất cứ lúc nào.

Và riêng với cuộc sống mỗi người cũng vậy, tính hỗn độn không chỉ có tiêu cực khi mà đôi lúc chúng ta ngồi nhìn lại, có thể hiện tại bạn đã nhận được mức lương và một cuộc sống mà ngày xưa bạn hằng ao ước tưởng chừng như chỉ có trong mơ. Và rồi bạn cũng chợt nhận ra rằng, cuộc sống này không hề bền vững và mọi thứ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào khi ngày mai bạn có thể ra đường trong đợt cắt giảm nhân sự hàng loạt sắp tới?

Tính tương đối

Nếu như nhà bác học Elber Einstein đã tìm ra và chứng minh được thuyết tương đối thì mình cũng phần nào được trải nghiệm và nhìn nhận tính tương đối trong công việc hàng ngày. Không phải lúc nào cứ cố gắng thì hiển nhiên sẽ có được thành quả như mong đợi.

Chúng ta sẽ quan sát biểu thức logic thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả sau đây:

A => B (Nếu A thì B).

Và liệu nó có đúng? Theo mình biểu thức đó đúng (trong vài trường hợp) nhưng chưa đủ cho đa số trường hợp. Bây giờ, chúng ta hãy quan sát biểu thức mới sau đây:

A + A' => B (Nếu A và A' thì B).

Ở đây, chúng ta có thể xem A là yếu tố nội cảnh – xuất phát từ chính bản thân bạn. A’ là yếu tố ngoại cảnh – xuất phát từ các nguyên nhân khách quan bên ngoài. Và kết hợp cả 2 yếu tố đó để có thể đạt được kết quả mong muốn là B.

Vì thế, trong công việc và cuộc sống đôi lúc bạn sẽ cảm nhận mình cống hiến rất nhiều nhưng sếp không nhìn thấy và ghi nhận, hay trong các mối quan hệ cũng vậy. Bởi vì thứ mà người khác nhìn vào sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh tại thời điểm đó – và tất nhiên tất cả những yếu tố này bạn sẽ không thể hoàn toàn kiểm soát. Từ đó tạo nên tính tương đối cho mọi vấn đề trong cuộc sống này.

Lật ngược vấn đề

Chờ đã… chẳng phải chúng ta vẫn luôn tự cho rằng thế giới này vốn vận động một cách trật tự và có chu kỳ ư? Thế thì tại sao lại lạ như thế nhỉ? Yah, có một tư duy mà mình nghĩ mọi người nên tự trang bị cho mình là sự nghi ngờ và xét lại để theo kịp sự vận động. Theo mình, thế giới này vốn vẫn hỗn độn và tương đối nhưng lại trật tự và chu kỳ đến kỳ diệu theo sự vận hành của chính nó. Điều này phụ thuộc vào chính góc nhìn nhỏ bé của chúng ta.

Hãy thử hình dung một cách tổng quan thế giới là một đồ thị Bitcoin (hoặc chứng khoán) có chu kỳ và tuyệt đẹp đến hoàn hảo. Nhưng khi zoom lên một khung nhỏ tại những thời điểm cụ thể, bạn có thể quan sát rõ hình dáng đồ thị hình răng cưa lên xuống gấp khúc. Và đó chính là bản chất của thế giới này – hỗn độn một cách có trật tự!

Ba kiểu người trong xã hội

Hệ giá trị thứ hai mình nghiệm ra được trong quá trình đi phỏng vấn kha khá công ty công nghệ ở Việt Nam. Và qua đó, mình nhận ra ba kiểu người trong xã hội có liên quan đến một khái niệm khá trend trong năm: Thao túng tâm lý với con số tỉ lệ 90/9/1 (tỉ lệ mang tính mô hình hoá – không có giá trị đo lường).

  • 90% đa số là những người nhỏ bé như chúng ta, yếu ớt và dễ bị thao túng, dẫn dắt. Đặc điểm là vẫn còn bị phụ thuộc và chi phối nhiều bởi cơm áo gạo tiền.

  • 9% số ít là những người thông minh và biết cách đi thao túng tâm lý người khác hòng thu lại lợi ích lớn nhất cho bản thân.

  • 1% số cực hiếm còn lại là những người không thao túng ai và cũng không thể bị ai thao túng.

Theo mình, xuất phát điểm của tất cả chúng ta đều thuộc vào nhóm 90% kia và hoàn toàn không có sự lựa chọn ngay từ ban đầu. Tuy vậy, mình hi vọng đến một thời điểm mà các đọc giả của bài viết này có đủ năng lực và tiềm lực (tài chính, quyền lực, trí thông minh…) để có thể tự cho mình sức mạnh của quyền lựa chọn sẽ chọn nhóm 1% còn lại – mang lại lợi ích win-win cho cả cộng đồng và bản thân chứ không chỉ win-lose cho bản thân mình.

Tranh luận và tính đúng sai

Sau quá trình đi từ thế giới loài người sang xã hội Việt Nam, mình xin phép quay lại phạm vi cá nhân trong quá trình làm việc hàng ngày. Đó là vấn đề tranh luận – điều thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc nhằm tìm ra tiếng nói chung.

Chắc hẳn nhiều bạn ở đây có cái tôi khá cao như mình từng nhiều lần bật sếp nhưng rồi chợt nhận ra được bản chất của các cuộc tranh luận vốn có thể quy về 3 dạng sau đây:

  • Có tính đúng sai:

Đây là những vấn đề mang tính chân lý khoa học vốn chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong các cuộc tranh luận. Có thể là kiến thức về Toán học hoặc các nguyên lý về Khoa học máy tính đã được chứng minh và thống nhất.

  • Không có tính đúng sai:

Đa số các cuộc tranh luận nảy lửa và để cái tôi của bản thân lấn át đi đối phương hầu hết đều xuất phát từ kiểu vấn đề này. Khi đây vốn dĩ là các vấn đề mang tính tương đối, phụ thuộc khá nhiều vào góc nhìn và kinh nghiệm của từng cá nhân. Mình gặp dạng tranh luận này hầu hết trong lúc tìm các hướng để giải quyết vấn đề cho một bài toán cụ thể hoặc thiết kế kiến trúc hệ thống sao cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu đặt ra một cách tối ưu.

  • Không thể tranh luận

Và cuối cùng, vấn đề hoàn toàn không thể mang ra tranh luận thuộc niềm tin và lý tưởng về tôn giáo và chính trị. Và đây vốn dĩ là hai lĩnh vực không thể đối thoại dẫn đến các cuộc xung đột diễn ra trên khắp thế giới suốt hàng trăm, hàng nghìn năm nay.

Lời kết

Mình định viết thêm đôi dòng chốt lại cho bài viết review 2022 nhưng đã là hơn 1g đêm 30 Tết và buồn ngủ vaibeef rồi =)) Mình xin phép đi ngủ và mọi người để lại bình luận đóng góp bên dưới nhé. Đừng quên upvote và theo dõi các bài viết trong tương lai của mình.

Cảm ơn mọi người đã đọc và chúc mọi người vững tâm, vững lòng đón nhận mọi thử thách và cơ hội sắp đến trong năm mới 2023 sắp tới nhé!

CHÚC MỪNG NĂM MỚI – HAPPY LUNAR NEW YEAR 2023

░░░░░░░░░▄░░░░░░░░░░░░░░▄░░░░
░░░░░░░░▌▒█░░░░░░░░░░░▄▀▒▌░░░
░░░░░░░░▌▒▒█░░░░░░░░▄▀▒▒▒▐░░░
░░░░░░░▐▄▀▒▒▀▀▀▀▄▄▄▀▒▒▒▒▒▐░░░
░░░░░▄▄▀▒░▒▒▒▒▒▒▒▒▒█▒▒▄█▒▐░░░
░░░▄▀▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒▀██▀▒▌░░░
░░▐▒▒▒▄▄▒▒▒▒░░░▒▒▒▒▒▒▒▀▄▒▒▌░░
░░▌░░▌█▀▒▒▒▒▒▄▀█▄▒▒▒▒▒▒▒█▒▐░░
░▐░░░▒▒▒▒▒▒▒▒▌██▀▒▒░░░▒▒▒▀▄▌░
░▌░▒▄██▄▒▒▒▒▒▒▒▒▒░░░░░░▒▒▒▒▌░
▀▒▀▐▄█▄█▌▄░▀▒▒░░░░░░░░░░▒▒▒▐░
▐▒▒▐▀▐▀▒░▄▄▒▄▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒▒▒▒▌
▐▒▒▒▀▀▄▄▒▒▒▄▒▒▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒▒▐░
░▌▒▒▒▒▒▒▀▀▀▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒░▒▒▒▌░
░▐▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒▒▄▒▒▐░░
░░▀▄▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒▄▒▒▒▒▌░░
░░░░▀▄▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▄▄▄▀▒▒▒▒▄▀░░░
░░░░░░▀▄▄▄▄▄▄▀▀▀▒▒▒▒▒▄▄▀░░░░░
░░░░░░░░░▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▀▀░░░░░░░░

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ