7 bước để trở thành một Blockchain Developer

Blockchain được xem như một công nghệ cách mạng hóa thế giới kỹ thuật số và kinh doanh. Là lĩnh vực được Chính phủ và nhiều doanh nghiệp quan tâm, Blockchain đang cần nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển trong tương lai. Bạn muốn trở thành một lập trình viên Blockchain nhưng

Blockchain được xem như một công nghệ cách mạng hóa thế giới kỹ thuật số và kinh doanh. Là lĩnh vực được Chính phủ và nhiều doanh nghiệp quan tâm, Blockchain đang cần nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển trong tương lai. Bạn muốn trở thành một lập trình viên Blockchain nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Tìm hiểu ngay 7 bước để trở thành một Blockchain Developer.

Blockchain Developer và cơ hội nghề nghiệp

Blockchain Developer làm gì?

Blockchain Developer là vị trí lập trình viên trong lĩnh vực Blockchain. Nhiệm vụ chính của vị trí này là phát triển các ứng dụng phi tập trung (DApp) và các hợp đồng thông minh dựa trên công nghệ Blockchain. Có 2 vị trí chính cho một lập trình viên Blockchain: lập trình viên về bảo mật – kiến trúc hệ thống và lập trình viên phần mềm blockchain (DApp).
Cùng là lập trình viên nhưng lập trình viên Blockchain sẽ có sự khác biệt về công việc, nhiệm vụ so với các lập trình viên khác. Họ phải hiểu tính thực tiễn kỹ thuật của việc triển khai các hệ thống mật mã phi tập trung, các quy trình nằm ngoài bộ kỹ năng phát triển CNTT truyền thống. Điều đó có nghĩa là một nhà phát triển Blockchain cần có các kỹ năng chuyên biệt.

Cơ hội nghề nghiệp của Blockchain Developer

Thị trường Việt Nam hiện nay là môi trường phát triển rất tốt cho một Blockchain Developer. Dù nhu cầu tuyển dụng không cao như nhiều vị trí lập trình khác, nhưng Blockchain là TOP 5 ngành IT phát triển nhanh nhất năm 2022. Mức lương chiêu mộ nhân lực cho ngành nghề này cũng cao nhất trong nước với mức khởi điểm từ $1000.
Là vị trí phát triển dựa trên bộ kỹ năng cơ bản của lập trình viên, Blockchain Developer chỉ cần có thêm các kiến thức về Blockchain là có thể ứng tuyển bậc Fresher hoặc Junior. Cũng vì lý do này nên khoảng 5 năm phát triển gần đây, nguồn nhân lực chính của ngành Blockchain chủ yếu đến từ các lập trình viên ở lĩnh vực khác. Vậy nên, nếu muốn trở thành lập trình viên Blockchain, bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ để nắm bắt cơ hội tại thời điểm tốt nhất.

7 bước để trở thành một Blockchain Developer

Bạn muốn trở thành một lập trình viên Blockchain nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Tham khảo ngay 7 bước sau:

Xây dựng kiến thức nền tảng về khoa học máy tính

Kiến thức nền tảng quan trọng với mọi lập trình viên. Nếu bạn không phải lập trình viên thì bước đầu tiên là nên học những kiến thức này. Nền tảng cơ bản sẽ gồm kiến thức về khoa học máy tính, công nghệ thông tin và toán học. Sẽ có lợi hơn nếu bạn có bằng cấp về những lĩnh vực này. Nếu mới chuyển ngành, hãy tìm các chứng chỉ để bổ sung thêm vào hồ sơ cá nhân của mình.

Học thành thạo kỹ năng công nghệ

Kiến thức cho bạn tư duy còn kỹ năng sẽ giúp bạn làm được việc. Vậy nên để trở thành lập trình viên thì những kỹ thuật dùng công cụ là cơ bản nhất. Một Blockchain Developer cần học và biết những điều sau:

  • Ngôn ngữ lập trình: Các ngôn ngữ cơ bản cần phải biết như C ++, Java, Python, JavaScript và C#.
  • Cấu trúc dữ liệu
  • Cơ sở dữ liệu và mạng
  • Mật mã học

Hiểu khái niệm Blockchain

Hai bước đầu sẽ là những điều cần học để trở thành một lập trình viên. Từ bước thứ 3, bạn sẽ tiếp cận với Blockchain và vị trí Blockchain Developer.
Để tiếp cận ngành, hiểu được các khái niệm, lý thuyết là điều cơ bản nhất. Hiểu được khái niệm không chỉ giúp bạn hiểu công việc của mình, mà còn là để giao tiếp công việc hiệu quả. Thực tế, Blockchain vẫn là một ngành mới và có nhiều thuật ngữ lạ lẫm.

Tìm hiểu về Cryptonomics

Cryptonomics là sự kết hợp giữa kinh tế học và mật mã. Trong công nghệ blockchain, dữ liệu được bảo mật bằng mật mã với sự trợ giúp của các giao thức bảo mật khác nhau. Có nhiều tiêu chuẩn mật mã khác nhau đang được sử dụng trong mạng blockchain, chẳng hạn như RSA và các hàm băm. Để hiểu được tiền điện tử như Bitcoin và Ether đòi hỏi kiến ​​thức về cả mật mã và kinh tế.

Xây dựng kiến thức về Ethereum và DApps

Ethereum là một trong những công nghệ mới nhất, được phân cấp và xây dựng dựa trên các khái niệm cơ bản của công nghệ blockchain. Nó là một công nghệ mã nguồn mở được sử dụng bởi nhiều chuyên gia trong ngành. Nó cho phép các nhà phát triển chuỗi khối Ethereum tạo ra một giao thức giao dịch đặc biệt được gọi là Hợp đồng thông minh và các ứng dụng khác được gọi là Ứng dụng phi tập trung (DApps).

Tìm hiểu về hợp đồng thông minh và Solidity

Công nghệ Blockchain cho phép các nhà phát triển chuỗi khối Ethereum viết mã và phát triển một loại giao thức giao dịch đặc biệt, được gọi là Hợp đồng thông minh. Mục tiêu của hợp đồng thông minh là đơn giản hóa quy trình giao dịch giữa các bên, hạn chế sự tham gia của bên thứ ba và cũng cắt giảm chi phí bổ sung liên quan đến nó.
Solidity là một ngôn ngữ lập trình, được sử dụng để phát triển các hợp đồng thông minh và thực thi logic nghiệp vụ. Nó tương tự như OOPS.

Tích lũy kinh nghiệm cá nhân

Thật khó để một lập trình viên mới có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khó như Blockchain. Tuy nhiên, không phải là không có cách. Hãy bắt đầu bằng cách tự tạo nên các sản phẩm lập trình Blockchain của riêng mình. Mỗi một sản phẩm đều có thể là một kinh nghiệm, những sản phẩm đạt chuẩn hoàn toàn có thể đưa vào CV. Ngoài ra trên thị trường hiện nay cũng có nhiều nền tảng để lập trình viên tạo sản phẩm và giới thiệu đến mọi người. Nhiều nền tảng quốc tế còn cấp chứng chỉ, bạn có thể tìm kiếm trong các hội nhóm về IT, lập trình.

Bắt kịp xu hướng hiện đại, trở thành lập trình viên Blockchain sẽ là một hướng phát triển đầy tiềm năng cho những ai đam mê công nghệ. Để trở thành một Blockchain Developer, trước hết, bạn phải tạo dựng nền tảng của một lập trình viên. Trên nền tảng đó, học thêm kiến thức và các công cụ về Blockchain, bạn có thể ứng tuyển các jobs tại Việt Nam hiện nay.
Nếu còn đang phân vân, không biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo lộ trình chi tiết tại đây: https://bit.ly/3ByIOcU

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ