Blockchain Developer không chỉ là một lập trình viên, họ phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, mật mã học,… Cùng tìm hiểu 5 kỹ năng cần có ở một Blockchain Developer dưới đây:
Tư duy thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Với một lập trình viên, tư duy thuật toán và cấu trúc dữ liệu là nền tảng cơ bản để phát triển các sản phẩm sau này. Với một hệ thống phức tạp như Blockchain, nếu không có nền tảng tư duy, các thuật toán được tạo ra sẽ không thể hướng dẫn máy tính thực hiện đúng lệnh ban đầu. Nhiệm vụ của thuật toán là giải quyết vấn đề và thực hiện lệnh, vậy nên chính cần tính logic rất cao.
Thành thạo ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình cấp cao
Các ngôn ngữ lập trình cấp cao phổ biến hiện nay gồm có: C++, Golang, C#, JavaScript, Solidity, Python, Ruby và Java. Với những lập trình viên trong lĩnh vực Blockchain, bắt buộc phải biết đến Solidity để làm việc với hợp đồng thông minh. Các ngôn ngữ còn lại sẽ liên quan nhiều đến lập trình thuật toán. Yêu cầu về ngôn ngữ lập trình sẽ khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của đơn vị quản lý chuỗi khối.
Như vậy, trên thực tế, Blockchain Developer cần biết tối thiểu 2 ngôn ngữ lập trình để làm việc với công nghệ này.
Hiểu biết về công nghệ Blockchain, Hợp đồng thông minh
Ngoài nền tảng về kiến thức và kỹ năng lập trình, nắm được các thông tin cần thiết về Blockchain và hợp đồng thông minh là điều cần có. Lập trình viên cần hiểu được cách vận hành của Blockchain, cũng như giao thức làm việc của Hợp đồng thông minh, từ đó tư duy tốt những thuật toán phù hợp và hiệu quả.
Kiến thức về mật mã học
Mật mã trong Blockchain rất quan trọng. Blockchain an toàn vì nó hoạt động trên nền ứng dụng phi tập trung và mật mã an toàn. Hiểu về mật mã học, tư duy mật mã sẽ giúp bạn trở thành một lập trình viên Blockchain giỏi. Nhiệm vụ của bạn sẽ là tạo nên những mật mã an toàn để bảo mật thông tin trong chuỗi khối mà không cần đến sự can thiệp của bên thứ ba.
Kiến trúc chuỗi khối
Điều làm nên sự khác biệt của công nghệ Blockchain chính là hệ thống phi tập trung. Các khối được xâu chuỗi, không một khối nào làm máy chủ. Tất cả để tạo nên một hệ thống bảo mật cao và công bằng. Và một hệ thống phức tạp, không phân cấp bậc như vậy cần được thiết kế logic và tỉ mỉ. Kiến trúc chuỗi khối trong hệ thống cũng sẽ đi cùng với thiết kế website chuyên biệt. Như vậy, Blockchain Developer vừa cần tư duy kiến trúc, vừa cần tư duy phát triển web.
Kiến trúc chuỗi khối hiện nay có 3 loại phổ biến:
- Kiến trúc liên hợp: Kiểu kiến trúc không hoàn toàn phi tập trung, một nhóm trong hệ thống sẽ có toàn quyền. Nhóm này được thành lập từ một số tổ chức chuỗi trong hệ thống.
- Kiến trúc riêng tư: Trong kiến trúc này, số lượng thành viên của hệ thống không nhiều, vậy nên chúng không phân cấp.
- Kiến trúc công cộng: Đây là kiến trúc phi tập trung nhất của Blockchain, được ứng dụng trong Bitcoin. Trong kiến trúc này, một cá thể chỉ cần thực hiện một giao dịch là trở thành một phần của chuỗi khối.
Trở thành lập trình viên Blockchain có thể chỉ cần 5 kỹ năng nhưng tất cả kỹ năng trên đều rất quan trọng. Việc trang bị đầy đủ 5 nhóm kỹ năng này sẽ giúp bạn trở thành một Blockchain Developer và có thể phát triển xa hơn trong tương lai.
Nếu bạn cũng đang quan tâm đến định hướng phát triển của một lập trình viên Blockchain, hãy tham khảo thêm lộ trình sau: https://bit.ly/3CynpSB
Nguồn: viblo.asia