11 STAKEHOLDERS TRONG DỰ ÁN MÀ BA CẦN PHẢI BIẾT

I. Lời mở đầu Chào các bạn. Có thể các bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ Stakeholder trong quá trình làm việc. Vậy ngoài hiểu là “Các bên liên quan” ra thì bạn còn hiểu gì về khái niệm Stakeholder nữa? Rồi thường có bao nhiêu Stakeholder trong một Dự Án? Nếu vẫn còn

I. Lời mở đầu

Chào các bạn. Có thể các bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ Stakeholder trong quá trình làm việc. Vậy ngoài hiểu là “Các bên liên quan” ra thì bạn còn hiểu gì về khái niệm Stakeholder nữa? Rồi thường có bao nhiêu Stakeholder trong một Dự Án? Nếu vẫn còn lúng túng, hãy đọc hết bài viết này nhé. Triển thôi 😎

II. Stakeholder là gì?

Là Các bên liên quan chứ còn gì nữa? 🤔 Hmmm… Nhưng liên quan là liên quan gì mới được?

Thực ra cũng dễ hiểu, Stakeholder là những đối tượng (có thể là một cá nhân hoặc tổ chức) quan tâm đến sự thành công của dự án, hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động hay các quyết định trong dự án.

Lưu ý nhỏ: Trong một Dự án, một người có thể nắm giữ một hoặc nhiều vai trò cùng lúc. Nên việc xác định ai là Stakeholder và có vai trò như thế nào trong dự án là rất quan trọng, nó quyết định mạnh mẽ đến sự thành công của dự án.

III. 11 Stakeholders và từng Vai trò trong Dự án

1. BA

Là người trong team dự án, có trách nhiệm phân tích các vấn đề, cơ hội của tổ chức từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đem lại giá trị cho tổ chức.

2. PROJECT MANAGER (PM)

Là người quản lý dự án, chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và thực hiện việc giám sát, kiểm soát tiến trình cho đến khi kết thúc dự án. Có thể nói nếu dự án có vấn đề gì thì PM sẽ là người đầu tiên chịu trách nhiệm cho dự án

3. SPONSER

Là nhà đầu tư, nhà tài trợ cho dự án. Và trong một dự án có thể có một hoặc nhiều Sponsor

4. DOMAIN SUBJECT MATTER EXPERT

Người này được xem là người có kiến thức sâu rộng, cực kỳ am hiểu trong một chủ đề hay một lĩnh vực cụ thể nào đó. Nên việc xác định đúng người này thì sẽ giúp BA rất nhiều trong những bước đầu phân tích dự án.

5. IMPLEMENT SUBJECT MATTER EXPERT

Giống như Domain SME, nhưng người này lại là người có kinh nghiệm trong việc triển khai và cải tiến quy trình.

6. REGULATOR

Reulator là các bộ phận có vai trò điều chỉnh dự án để Dự án nằm trong phạm vi cho phép dựa trên các tính chất, nội quy của tổ chức, doanh nghiệp hoặc nhà nước.

Ví dụ: Phòng hành chính, phòng kế toán, phòng pháp chế, bộ phận quản lý rủi ro.

7. OPERATIONAL SUPPORT

Operational Support được hiểu là bộ phận vận hành, liên quan đến các việc triển khai hạ tầng, an ninh mạng, deploy server (triển khai máy chủ), chăm sóc khách hàng,…

8. VENDOR

Vendor là những cá nhân hay tổ chức giữ vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Dự án.

Ví dụ: Đối với dự án phần mềm thì Vendor là bên cung cấp các dịch vụ về hosting, cloud, các module có trả phí,… để tích hợp vào phần mềm.

9. TESTER

Tester là người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.

10. CUSTOMER

Customer là khách hàng, có thể là một cá nhân hay tổ chức mà mình cần bàn giao sau khi hoàn thành dự án.

Ví dụ 1: Nếu đơn giản chỉ làm một dự án phần mềm phục vụ riêng cho một tổ chức nào đó thì tổ chức đấy chính là khách hàng của chúng ta.

Ví dụ 2: Nếu chúng ta là một dự án phần mềm dạng SaaS (Software-as-a-Service) thì chúng ta có thể có nhiều khách hàng.

11. END USER

End User hiểu là người dùng cuối, là người dùng trực tiếp sản phẩm của mình. End User có thể là người dùng nội bộ trong một tổ chức hoặc chính mỗi chúng ta cũng là End User của các ứng dụng Mạng xã hội, sàn Thương mại điện tử,…

IV. Tổng kết

Như mình đã nói, việc xác định được các Stakeholder và vai trò của họ trong dự án rất quan trọng vì nó quyết định đến sự thành công của dự án. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nhiều hơn trong công việc BA của mình nhé.

Bài tiếp theo mình sẽ nói về 9 Techniques cần thiết của BA trong giai đoạn Khơi gợi yêu cầu và Phân tích dự án. Các bạn có thể đăng ký nhận thông báo bài viết mới nhất của mình ở form dưới, Thông báo sẽ gửi về email cho các bạn nhé 😎

Thời gian vừa qua mình cảm ơn các bạn đã theo dõi mình, đó là động lực để mình chia sẻ nhiều hơn về những kiến thức mình đã tích lũy được. Thank anh Hùng Lê cùng ITBA Momo Team đã chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích trong nghề BA cho mình cũng như cộng đồng BA.

Ref

https://tothanhdat.com/blog/639d6e979f24c6acfe42474a

Follow mình trên Viblo: https://viblo.asia/u/todat465

Linked: tothanhdat

Facebook: tothanhdat.ttd

Email: todat999@gmail.com

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ